Chủ tịch LienVietPostBank: “Ngậm ngùi, biết ơn, tin tưởng”
(ĐTCK) Hóm hỉnh, chân tình và thẳng thắn… vẫn là phong thái như thường lệ trả lời phỏng vấn Đầu tư Chứng khoán của Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng.
KHÔNG CÓ Ổ GÀ, Ổ VOI CHƯA CHẮC ĐÃ THÀNH CÔNG
Cách đây 4 năm, ông là người có chủ trương mạnh mẽ trong việc phát triển mắc ca tại Việt Nam nhằm giúp người nghèo thoát nghèo. Nhưng hiện tại, mọi việc dường như hơi yên ắng. Liệu có phải ông đã thay đổi quan điểm?
Không. Ngược lại, chúng tôi đã cùng các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc làm được rất nhiều việc liên quan đến phát triển mắc ca tại Việt Nam. Có thể ví như qua giai đoạn chế biến thô... sẽ hướng đến chế biến tinh. Giai đoạn đầu có thể nói là nhiều người Việt Nam còn chưa biết đến mắc ca hoặc chưa hiểu đúng, hiểu đủ về loại cây này, nên với mong muốn giúp người dân thoát nghèo, thậm chí làm giàu từ mắc ca, chúng tôi đã tập trung khảo sát, học hỏi nhiều nơi trong và ngoài nước, xúc tiến thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, triển khai công tác truyền thông...
Nhiều hội viên đã tiên phong và tích cực phát triển mắc ca, như Công ty Him Lam Mắc ca đã xây dựng vườn ươm giống quy mô lớn và hiện đại bậc nhất; LienVietPostBank đã triển khai gói tín dụng ưu đãi phát triển mắc ca; một số công ty là hội viên trong Hiệp hội đã triển khai trồng hàng nghìn héc-ta mắc ca tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Khe Sanh (Quảng Trị)... Chúng tôi cũng triển khai tài trợ giống cho bà con nghèo, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, những người trồng mắc ca...
Giai đoạn tiếp theo chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng công nghệ nhằm phát triển nền công nghiệp mắc ca Việt Nam với các sản phẩm chế biến chuyên sâu, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao về chất lượng.
Trước đây, chúng tôi chỉ nghĩ rằng Việt Nam nên phát triển mắc ca ở Tây Nguyên mà thôi. Nhưng qua nghiên cứu thì Tây Bắc cũng là miền đất hứa vẫy gọi mắc ca hiệu quả, phục vụ an sinh xã hội cho bà con Tây Bắc. Chính vì vậy Công ty Đầu tư và phát triển mắc ca Tây Bắc đã được hình thành và sẽ sản xuất mắc ca quy mô lớn, giúp hàng chục nghìn lao động là người dân tộc thiểu số có việc làm, ổn định đời sống vì sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với hàng chục năm trước đây.
Một câu hỏi cũ, tại sao phát triển mắc ca là lựa chọn, đặc biệt khi 4 năm qua cho thấy, con đường đi không những gặp phải “ổ gà” mà là “ổ voi”?
Gặp vật cản giữa đường vốn dĩ là chuyện “thường ngày ở huyện” đối với Việt Nam! Không riêng gì mắc ca! Và chỉ có thực tế mới là câu trả lời đúng đắn nhất. Mắc ca đang được bà con nông dân hồ hởi đón nhận.
Cá nhân tôi đi công tác nước ngoài thấy người ta dùng nhiều hạt này. Tìm hiểu kỹ thì thấy giá trị của nó và nhận thấy thực tế ở Việt Nam đã thí điểm thành công rồi, nhất là tại Tây Nguyên. Trong khi đó, đất và điều kiện tự nhiên phù hợp với mắc ca thì Việt Nam có. Cứ như trời cho vậy!
Ngay cả trong “nguy” còn có “cơ”, ổ gà hay ổ voi dẫu là chuyện bình thường nhưng vượt qua hay không cũng còn phụ thuộc vào hiệu quả thực tế và đôi khi là... tay lái. Bản lĩnh là khi gặp khó không nản, “trong cái khó ló cái khôn”. Không có ổ gà, ổ voi chưa chắc đã thành công! Có ổ gà, ổ voi... để luyện tay lái và thành công được càng đáng quý hơn!
Có khi nào ông nghĩ, nhiệt huyết phát triển cây mắc ca đã dừng lại rồi?
Không bao giờ. Vì nếu đơn giản tôi chỉ làm cho tôi, vì tôi, thì thực sự tôi không có nhu cầu và đã dừng lại từ lâu rồi. Nhưng tôi và Hiệp hội đang đóng vai trò cầu nối, “bà đỡ” cho mắc ca phát triển, góp phần giúp dân Tây Nguyên, Tây Bắc thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Nếu có, chỉ là... có những khoảng lặng... giữ nhiệt để suy nghĩ sẽ làm gì tiếp theo.
TÔI CŨNG RẤT THÍCH NHỮNG TIN ĐỒN VU VƠ
Năm 2017 có thể coi là năm đặc biệt của LienVietPostBank, với việc ông bất ngờ xin miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, rồi cũng bất ngờ như vậy, ông quay lại và làm Chủ tịch HĐQT; hay việc mã cổ phiếu LPB niêm yết trên sàn chứng khoán... Là người đứng đầu Ngân hàng và đóng góp không nhỏ vào những sự kiện đặc biệt này, ông có cảm nghĩ gì?
Khi nhận chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, tôi nghĩ ngay đến ý tưởng chiến lược mới cho LienVietPostBank với phương châm: “Mới - Lớn - Minh bạch - Hiệu quả - An toàn” nhằm nâng Ngân hàng lên một tầm cao mới xoay quanh 4 trụ cột chính: quy mô tổng tài sản, quản trị nguồn nhân lực, hiện đại hóa và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.
Một điểm mới nữa, trước đây kế hoạch lên sàn chứng khoán rất xa vời, nhưng ngay khi ngồi vào ghế Chủ tịch, tôi nghĩ Ngân hàng phải lên sàn ngay.
Lên sàn chính là để minh bạch, nhiều người giám sát mình hơn, mình sẽ tốt hơn. Cổ phiếu LPB lên sàn là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của LienVietPostBank, có lợi cho nhà đầu tư và xã hội khi quy mô hoạt động ngân hàng ngày càng mới, càng lớn, càng minh bạch, càng hiệu quả và an toàn.
KHÔNG CÓ Ổ GÀ, Ổ VOI CHƯA CHẮC ĐÃ THÀNH CÔNG
Cách đây 4 năm, ông là người có chủ trương mạnh mẽ trong việc phát triển mắc ca tại Việt Nam nhằm giúp người nghèo thoát nghèo. Nhưng hiện tại, mọi việc dường như hơi yên ắng. Liệu có phải ông đã thay đổi quan điểm?
Không. Ngược lại, chúng tôi đã cùng các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc làm được rất nhiều việc liên quan đến phát triển mắc ca tại Việt Nam. Có thể ví như qua giai đoạn chế biến thô... sẽ hướng đến chế biến tinh. Giai đoạn đầu có thể nói là nhiều người Việt Nam còn chưa biết đến mắc ca hoặc chưa hiểu đúng, hiểu đủ về loại cây này, nên với mong muốn giúp người dân thoát nghèo, thậm chí làm giàu từ mắc ca, chúng tôi đã tập trung khảo sát, học hỏi nhiều nơi trong và ngoài nước, xúc tiến thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, triển khai công tác truyền thông...
Nhiều hội viên đã tiên phong và tích cực phát triển mắc ca, như Công ty Him Lam Mắc ca đã xây dựng vườn ươm giống quy mô lớn và hiện đại bậc nhất; LienVietPostBank đã triển khai gói tín dụng ưu đãi phát triển mắc ca; một số công ty là hội viên trong Hiệp hội đã triển khai trồng hàng nghìn héc-ta mắc ca tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Khe Sanh (Quảng Trị)... Chúng tôi cũng triển khai tài trợ giống cho bà con nghèo, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, những người trồng mắc ca...
Giai đoạn tiếp theo chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng công nghệ nhằm phát triển nền công nghiệp mắc ca Việt Nam với các sản phẩm chế biến chuyên sâu, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao về chất lượng.
Trước đây, chúng tôi chỉ nghĩ rằng Việt Nam nên phát triển mắc ca ở Tây Nguyên mà thôi. Nhưng qua nghiên cứu thì Tây Bắc cũng là miền đất hứa vẫy gọi mắc ca hiệu quả, phục vụ an sinh xã hội cho bà con Tây Bắc. Chính vì vậy Công ty Đầu tư và phát triển mắc ca Tây Bắc đã được hình thành và sẽ sản xuất mắc ca quy mô lớn, giúp hàng chục nghìn lao động là người dân tộc thiểu số có việc làm, ổn định đời sống vì sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với hàng chục năm trước đây.
Một câu hỏi cũ, tại sao phát triển mắc ca là lựa chọn, đặc biệt khi 4 năm qua cho thấy, con đường đi không những gặp phải “ổ gà” mà là “ổ voi”?
Gặp vật cản giữa đường vốn dĩ là chuyện “thường ngày ở huyện” đối với Việt Nam! Không riêng gì mắc ca! Và chỉ có thực tế mới là câu trả lời đúng đắn nhất. Mắc ca đang được bà con nông dân hồ hởi đón nhận.
Cá nhân tôi đi công tác nước ngoài thấy người ta dùng nhiều hạt này. Tìm hiểu kỹ thì thấy giá trị của nó và nhận thấy thực tế ở Việt Nam đã thí điểm thành công rồi, nhất là tại Tây Nguyên. Trong khi đó, đất và điều kiện tự nhiên phù hợp với mắc ca thì Việt Nam có. Cứ như trời cho vậy!
Ngay cả trong “nguy” còn có “cơ”, ổ gà hay ổ voi dẫu là chuyện bình thường nhưng vượt qua hay không cũng còn phụ thuộc vào hiệu quả thực tế và đôi khi là... tay lái. Bản lĩnh là khi gặp khó không nản, “trong cái khó ló cái khôn”. Không có ổ gà, ổ voi chưa chắc đã thành công! Có ổ gà, ổ voi... để luyện tay lái và thành công được càng đáng quý hơn!
Có khi nào ông nghĩ, nhiệt huyết phát triển cây mắc ca đã dừng lại rồi?
Không bao giờ. Vì nếu đơn giản tôi chỉ làm cho tôi, vì tôi, thì thực sự tôi không có nhu cầu và đã dừng lại từ lâu rồi. Nhưng tôi và Hiệp hội đang đóng vai trò cầu nối, “bà đỡ” cho mắc ca phát triển, góp phần giúp dân Tây Nguyên, Tây Bắc thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Nếu có, chỉ là... có những khoảng lặng... giữ nhiệt để suy nghĩ sẽ làm gì tiếp theo.
TÔI CŨNG RẤT THÍCH NHỮNG TIN ĐỒN VU VƠ
Năm 2017 có thể coi là năm đặc biệt của LienVietPostBank, với việc ông bất ngờ xin miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, rồi cũng bất ngờ như vậy, ông quay lại và làm Chủ tịch HĐQT; hay việc mã cổ phiếu LPB niêm yết trên sàn chứng khoán... Là người đứng đầu Ngân hàng và đóng góp không nhỏ vào những sự kiện đặc biệt này, ông có cảm nghĩ gì?
Khi nhận chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, tôi nghĩ ngay đến ý tưởng chiến lược mới cho LienVietPostBank với phương châm: “Mới - Lớn - Minh bạch - Hiệu quả - An toàn” nhằm nâng Ngân hàng lên một tầm cao mới xoay quanh 4 trụ cột chính: quy mô tổng tài sản, quản trị nguồn nhân lực, hiện đại hóa và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.
Một điểm mới nữa, trước đây kế hoạch lên sàn chứng khoán rất xa vời, nhưng ngay khi ngồi vào ghế Chủ tịch, tôi nghĩ Ngân hàng phải lên sàn ngay.
Lên sàn chính là để minh bạch, nhiều người giám sát mình hơn, mình sẽ tốt hơn. Cổ phiếu LPB lên sàn là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của LienVietPostBank, có lợi cho nhà đầu tư và xã hội khi quy mô hoạt động ngân hàng ngày càng mới, càng lớn, càng minh bạch, càng hiệu quả và an toàn.
LienVietPostBank chào thị trường Upcom
Kết quả kinh doanh năm 2017 của LienVietPostBank đạt được là rất ấn tượng. Thị trường, đặc biệt các nhà đầu tư cũng rất tò mò về nguyên nhân nào khiến Ngân hàng không chỉ quay trở lại mà còn lợi hại hơn trước?
Trong hoạt động của LienVietPostBank luôn đúc kết và thực hiện xoay quanh các phương châm ngắn gọn - đó cũng là những bí quyết thành công: Đối với xã hội: gắn xã hội trong kinh doanh - thượng tôn pháp luật; Đối với thương trường: chỉ có đối tác, không có đối thủ; Đối với cán bộ nhân viên: sống bằng lương - giàu bằng thưởng. Ba điều hướng tâm của LienVietPostBank: Không có con người, dự án vô ích; Không có khách hàng, ngân hàng vô ích; Không có tâm - tín - tài - tầm, LienVietPostBank vô ích.
Mặt khác, vì LienVietPostBank “sinh sau đẻ muộn” nên giai đoạn đầu chúng tôi đưa ra phương châm: “Vừa chạy vừa xếp hàng”, "Trong nguy có cơ”, “Lùi một bước tiến ba bước” (tập trung chi phí, chấp nhận khó khăn, tận dụng thời cơ mở rộng mạng lưới để trở thành ngân hàng của mọi người khi LienVietPostBank có mạng lưới điểm giao dịch lớn nhất nước).
Và khi chuẩn bị lên sàn chứng khoán, chúng tôi thực hiện phương châm “Xếp hàng ngay ngắn rồi mới chạy”, tức là mọi hoạt động phải có kế hoạch trước, chủ động mọi mặt và làm việc có quy trình, quy chuẩn, chuyên nghiệp, đổi mới và đột phá.
Sơn hào hải vị chính là cơm canh rau muống, dưa cà, cá kho mẹ nấu cho tôi ăn từ thời thơ ấu
Thị trường đồn, toàn bộ số lượng cổ phần LienVietPostBank thoái vốn khỏi Sacombank ông đã mua gom hết, và cho rằng, LienVietPostBank vẫn đang trong kế hoạch chuẩn bị sáp nhập với Sacombank?
Đồn đoán thì vẫn là đồn đoán, chẳng khác nào “ước thì mắc mớ gì phải hà tiện”, mọi người đồn cho sướng miệng và tôi cũng rất thích những tin đồn vu vơ, biết đâu đó chính là ý tưởng hay. Còn thực tế điều này chưa có trong suy nghĩ của tôi và ông chủ Sacombank Dương Công Minh, cũng như người có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dù sao tôi cũng cảm ơn những tin đồn vì đâu đó lại đánh thức ý tưởng mới - lớn - minh bạch - hiệu quả - an toàn. Được như thế thì nhất rồi còn gì bằng.
Sau một năm làm việc vất vả, với nhiều nỗ lực, đặc biệt như năm 2017, mọi người thường nghĩ đến một phần thưởng nào đó cho bản thân. Ông sẽ lựa chọn phần thưởng gì cho bản thân mình?
Theo tôi, ở đời ai biết và may mắn có hoặc tránh được 4 điều này thì người đó thực sự hạnh phúc, thanh thản. Đó là: Biết sức khỏe là vốn quý; Biết lòng đố kỵ với người khác là đáng thương và đáng ghét nhất; Biết rõ kẻ thù của mình là chính mình; Biết buông bỏ, "thoát".
Tôi may mắn là biết được 4 điều và tránh được 3 điều, có một điều đến giờ tự nhiên nhận ra mình chưa tránh được những yếu tố có hại cho sức khỏe. Nên nếu được quyền lựa chọn phần thưởng cho bản thân mình thì tôi lựa chọn sức khỏe, vì có sức khỏe là có tất cả.
TÔI XIN ĐƯỢC SIẾT CHẶT TAY TỪNG CÁN BỘ NHÂN VIÊN LIENVIETPOSTBANK
Trong rất nhiều chuyến công tác, chứng kiến ông ăn uống rất đơn giản, thậm chí có thể nói là quá giản dị. Liệu ông có đang “hà khắc” đối với chính bản thân mình? Điều này có nên thay đổi?
“Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê”. Cũng qua nửa đời phiêu dạt, mỗi chúng ta ai cũng đi tìm sơn hào hải vị cho chính mình..., nhưng đúng là phải qua nửa đời tôi mới ngộ ra rằng: Sơn hào hải vị chính là cơm canh rau muống, dưa cà, cá kho mẹ nấu cho tôi ăn từ thời thơ ấu nghèo khổ thiếu thốn.
Qua nửa đời phiêu dạt mới thấm thía lời răn dạy của ông bà ta “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Chính vì vậy, tôi mới tập thói quen ăn sơn hào hải vị là những món ăn rau cháo qua ngày! Và tránh vạ miệng vào thân nên ít nói, nói ít và chân thật thật nhiều.
Phấn đấu trở thành người bình thường là phương châm sống của tôi. Nên... tiết kiệm khi ăn uống và không đồng hồ, không nhẫn kim cương, không chạy theo hàng hiệu, sống giản dị, hòa đồng, thân thiện để giúp đỡ và học hỏi... bởi nguyên tắc là đơn giản hóa những vấn đề phức tạp.
Thực tế, chân thật là phương tiện đến đích thanh thản vì thực chất, tất cả là tạm thời và phù phiếm! Chỉ có tình người là vĩnh cửu. Điều đó tôi không bao giờ thay đổi.
Nhìn về năm 2018, theo ông, LienVietPostBank sẽ có những thay đổi quan trọng gì đối với Ngân hàng và cá nhân ông?
LienVietPostBank sẽ ổn định và tiếp tục phát triển vì nền tảng đã được xây dựng vững chắc 10 năm qua. Năm 2018 là năm LienVietPostBank lên bệ phóng hướng đến tầm cao mới, đồng thời sẽ là năm tiếp tục trả lương cao cho cán bộ nhân viên, chi trả cổ tức cao cho các cổ đông, triển khai dịch vụ tiện ích hiện đại 4.0 phục vụ khách hàng, LienVietPostBank sẽ lên sàn chứng khoán chính thức, thể hiện sự minh bạch, lớn mạnh và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu này, riêng về cá nhân, suốt mấy tháng qua tôi tập trung chữa bệnh nhưng chưa ổn, nên năm 2018 tôi sẽ nhường ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị lại cho một trong các phó chủ tịch đương nhiệm, rút về tập trung cho sức khỏe. Vì không khỏe mà cố thì tự hại bản thân và ảnh hưởng đến tập thể. Nhưng tôi vẫn bên cạnh LienVietPostBank với vai trò Cố vấn cao cấp và là cổ đông lớn. Nghĩ đến ngày ấy, trong tôi thật ngậm ngùi, biết ơn và tin tưởng.
Ngậm ngùi vì dù sao vẫn có sự chia ly, nhung nhớ. Nhớ LienVietPostBank như “đứa con” từng bước trưởng thành của các cổ đông sáng lập chúng tôi! Nhớ những kỷ niệm dâng trào cùng những bước đi cao thấp đầy sóng gió, nhớ những sự kiện trọng đại mà LienVietPostBank trải qua, trong đó không ít sự kiện xuất phát từ những ý tưởng đột phá của tôi được Hội đồng quản trị và tất cả tập thể mỗi người một tay cùng gánh vác đi đến thành công. Mặc dù ngày ấy chưa đến nhưng trong tôi đã tràn đầy cảm xúc luyến lưu. 10 năm quấn quýt với LienVietPostBank in đậm nhiều thời khắc thiêng liêng khó tìm lại được và lại sắp chạm đến một thời khắc nữa mà cả tôi và toàn thể LienVietPostBank không muốn có. Nhưng cuộc sống là vậy. Hợp rồi sẽ tan, quan trọng là sống mãi trong ta những thời khắc lắng đọng tình người.
Biết ơn vì toàn thể cán bộ nhân viên, các khách hàng, các phóng viên báo đài, các quan chức, bạn bè và đặc biệt là “Minh Him Lam” và “Minh Sacom” bây giờ đã tạo dựng nên thương hiệu “Hưởng Liên Việt” trên thị trường tài chính và trong lòng mọi người.
Tin tưởng vào thương hiệu LienVietPostBank sẽ ngày càng lớn mạnh, tin tưởng vào niềm tin của khách hàng vẫn được giữ vững, tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết của tập thể Hội đồng quản trị và toàn thể cán bộ nhân viên LienVietPostBank luôn nắm chặt tay nhau vượt qua tất cả những khó khăn trước mắt.
Nhớ lại thời điểm tuyên bố ông không còn làm Phó chủ tịch thường trực HĐQT, rất nhiều nhân viên đã cảm thấy chán nản, nhưng sau thông báo ông quay về làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, họ đã rất hạnh phúc. Bí quyết nào khiến ông nhận được tấm chân tình ấm áp này?
Tôi luôn đặt mình hòa nhập nếu là địa vị một nhân viên thì muốn gì ở cấp trên? Và tôi luôn biết ơn toàn thể cán bộ nhân viên LienVietPostBank, vì không có sự cố gắng của một tập thể đoàn kết thì không thể có kết quả tốt cho một tổ chức, doanh nghiệp được. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn làm gì đó cho cán bộ nhân viên của tôi bớt dần vất vả và luôn hãnh diện được là người LienVietPostBank.
Tôi luôn quan tâm đến quyền lợi của cán bộ nhân viên hơn quyền lợi cá nhân tôi. Đó cũng là lý do tôi đã bổ sung vào văn hóa LienVietPostBank hai phương châm lớn, ý nghĩa: “Sống bằng lương - giàu bằng thưởng” và “Cán đích thủy chung với LienVietPostBank - cán bộ nhân viên sẽ giàu”. Tất cả cán bộ nhân viên LienVietPostBank đều là người trong gia đình lớn của tôi.
Thông qua Báo Đầu tư Chứng khoán, nhân dịp năm mới, một lần nữa, tôi xin gửi đến các quý vị quan chức, cán bộ quản lý, khách hàng, đối tác, cổ đông, phóng viên báo đài lời biết ơn nồng thắm nhất. Và tôi xin được siết chặt tay từng cán bộ nhân viên LienVietPostBank với lòng biết ơn, lắng đọng.
Hồng Dung thực hiện.
Số lượt đọc: 113 Cập nhật lần cuối: 10/02/2018