5 năm, bấy nhiêu tình…
"Dù lãi suất huy động giảm thêm 1 điểm phần trăm, tôi vẫn khuyên bạn bè nên gửi tiền tiết kiệm. Thời kỳ này không dễ làm ra cái gì được lãi 12%/năm, ngay cả đầu tư vào vàng và đô la"....
Suốt 5 năm qua, nhờ có sự đồng hành bền bỉ của LienVietPostBank và TS.Nguyễn Đức Hưởng, Ngày hội đã “lớn” dần lên cả về quy mô và chất lượng. Ban đầu, Ngày hội chỉ có 9 đơn vị tham gia, thu hút gần 1000 sinh viên thì nay đã là 42 đơn vị và trên 12.000 sinh viên tham dự, đáp ứng hàng ngàn đầu việc cho sinh viên.
Nhớ lại 5 năm trước, khi Ngày hội việc làm sinh viên chưa trở thành “thương hiệu” như bây giờ, Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên (Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức Ngày hội ) ít người, lại hầu hết là người trẻ, mới về Trường, chưa có nhiều mối quan hệ ngoại giao với các ngân hàng, doanh nghiệp nên việc liên hệ tài trợ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí của nhà trường thì rất khó để tổ chức Ngày hội đúng nghĩa như mong ước của sinh viên. LienVietBank khi ấy mới ra đời nhưng với phương châm “Gắn xã hội trong kinh doanh”, Ngân hàng và Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hưởng đã không ngần ngại hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp “Sinh viên có cơ hội cọ xát thực tiễn nhiều hơn” để Ngày hội thành công hơn cả sự mong đợi. Ngày hội đã bổ sung những kiến thức cần thiết cho sinh viên. Các chuyên đề hỗ trợ cũng được mở rộng cả về “lượng” và “chất” với đội ngũ báo cáo viên ngày càng chuyên nghiệp. Các “kỹ năng mềm” cũng được chú trọng nhằm hỗ trợ sinh viên toàn diện hơn. Đặc biệt, điểm nhấn được mong chờ nhất của sinh viên trong và ngoài Trường khi đến với Ngày hội Việc làm Sinh viên Ngân hàng luôn là những sẻ chia dí dỏm, hài hước mà không kém phần sâu sắc của TS. Nguyễn Đức Hưởng và các anh, chị làm công tác Nhân sự tại LienVietPostBank.
Người anh cả của sinh viên...
TS. Nguyễn Đức Hưởng vốn là cựu sinh viên của Trường. Mặc dù “trăm công ngàn việc” lo cho ngân hàng trẻ mới ra đời trong “giông bão” của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TS. Nguyễn Đức Hưởng vẫn dành thời gian, tâm huyết biên soạn, chắt lọc vốn sống, kinh nghiệm làm việc và mang đến sinh viên những bài giảng thú vị, đầy ắp kiến thức thực tiễn.
Các chuyên đề do ông thực hiện trong các Ngày hội Việc làm, các “Tuần sinh hoạt công dân – Sinh viên đầu khóa” như: “Tư duy linh hoạt, chìa khóa thành công của Sinh viên Tài chính – Ngân hàng” hay “Phép lịch sự tối thiểu – Cái gốc của PR thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân”,... đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của hàng ngàn sinh viên Ngân hàng. Những chuyển biến này không thể đong đếm hoặc quy đổi ra tiền bởi vì nó là vô giá, nhất là với những sinh viên vừa rời ghế nhà trường phổ thông và những sinh viên chuẩn bị khởi nghiệp.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ đòi hỏi ở sinh viên năng lực chuyên môn mà hình thức bên ngoài cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Hưởng đã xóa tan mặc cảm này trong một lần trò chuyện, chia sẻ với sinh viên. Nhiều em, khi đã ra trường vẫn xúc động tâm sự: “tiếp xúc với sinh viên trong Ngày hội Việc làm, thầy đã xóa tan mặc cảm của những người có chiều cao “khiêm tốn” như chúng em bằng một câu nói giản dị và hài hước: “Các ngân hàng khi tuyển dụng đều quy định về chiều cao của ứng viên; tuy nhiên, đến với LienVietBank, nếu ai chưa đủ chiều cao, các em chỉ cần... đi giày cao gót”.
Sinh viên “cảm” được, trong câu nói hài hước ấy hàm chứa bao nhiêu cảm thông và ân tình. Hơn thế, thầy đã thổi vào nếp nghĩ giản đơn, còn nặng giáo điều của sinh viên luồng sinh khí “thực tiễn” thông qua các ví dụ cụ thể để kết nối kiến thức và thực hành, giúp xử lý mọi tình huống năng động, cởi mở nhằm đạt hiệu quả như mong đợi. Nghe thầy Hưởng nói chuyện, các em đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ, cách tư duy, đồng thời thấy lạc quan, tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình.
(Nguồn: http://buh.edu.vn)
Sinh viên chăm chú lắng nghe bài giảng của TS. Nguyễn Đức Hưởng
5 năm qua, LienVietPostBank không chỉ hỗ trợ nhiệt tình cho ngày hội việc làm sinh viên mà còn là đơn vị hỗ trợ đắc lực về cơ sở vật chất – hạ tầng cho nhà trường. Giờ đây cụm từ “Công ty Him Lam”, “Ngân hàng Bưu điện Liên Việt” và “Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng” đã trở nên thân thuộc với Thầy và trò Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, dấu ấn hiện diện ở cơ sở vật chất và ở những giá trị tinh thần không dễ gì đo đếm được. Phòng ốc hội họp, làm việc tiện nghi ở khu làm việc Lầu 2, 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, đặc biệt là Hội trường đạt chuẩn, trị giá trên 2 tỷ đồng như một lời động viên để thầy và trò Trường Đại học Ngân hàng không ngừng dạy tốt, học tốt hơn, đóng góp cho xã hội những “thành phẩm” trí tuệ chất lượng. Người anh cả của sinh viên...
TS. Nguyễn Đức Hưởng vốn là cựu sinh viên của Trường. Mặc dù “trăm công ngàn việc” lo cho ngân hàng trẻ mới ra đời trong “giông bão” của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TS. Nguyễn Đức Hưởng vẫn dành thời gian, tâm huyết biên soạn, chắt lọc vốn sống, kinh nghiệm làm việc và mang đến sinh viên những bài giảng thú vị, đầy ắp kiến thức thực tiễn.
Các chuyên đề do ông thực hiện trong các Ngày hội Việc làm, các “Tuần sinh hoạt công dân – Sinh viên đầu khóa” như: “Tư duy linh hoạt, chìa khóa thành công của Sinh viên Tài chính – Ngân hàng” hay “Phép lịch sự tối thiểu – Cái gốc của PR thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân”,... đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của hàng ngàn sinh viên Ngân hàng. Những chuyển biến này không thể đong đếm hoặc quy đổi ra tiền bởi vì nó là vô giá, nhất là với những sinh viên vừa rời ghế nhà trường phổ thông và những sinh viên chuẩn bị khởi nghiệp.
TS. Nguyễn Đức Hưởng, người anh cả của sinh viên Ngân hàng
Tháo gỡ những băn khoăn...Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ đòi hỏi ở sinh viên năng lực chuyên môn mà hình thức bên ngoài cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Hưởng đã xóa tan mặc cảm này trong một lần trò chuyện, chia sẻ với sinh viên. Nhiều em, khi đã ra trường vẫn xúc động tâm sự: “tiếp xúc với sinh viên trong Ngày hội Việc làm, thầy đã xóa tan mặc cảm của những người có chiều cao “khiêm tốn” như chúng em bằng một câu nói giản dị và hài hước: “Các ngân hàng khi tuyển dụng đều quy định về chiều cao của ứng viên; tuy nhiên, đến với LienVietBank, nếu ai chưa đủ chiều cao, các em chỉ cần... đi giày cao gót”.
Sinh viên “cảm” được, trong câu nói hài hước ấy hàm chứa bao nhiêu cảm thông và ân tình. Hơn thế, thầy đã thổi vào nếp nghĩ giản đơn, còn nặng giáo điều của sinh viên luồng sinh khí “thực tiễn” thông qua các ví dụ cụ thể để kết nối kiến thức và thực hành, giúp xử lý mọi tình huống năng động, cởi mở nhằm đạt hiệu quả như mong đợi. Nghe thầy Hưởng nói chuyện, các em đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ, cách tư duy, đồng thời thấy lạc quan, tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình.
Những chia sẻ rất “đời” của TS. Nguyễn Đức Hưởng
Còn nhiều, nhiều lắm những ân tình của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng trong suốt 5 năm qua, song hành cùng sự lớn lên của Nhà trường và nhiều thế hệ sinh viên. Trao đi và nhận lại - đó là lẽ thông thường, nhưng trao đi mà chưa bao giờ mong nhận lại, chỉ mong lớp lớp đàn em ngày một lớn khôn, trưởng thành và những gì gửi tặng hòa được vào ước nguyện của mọi người, kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều ấy Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng đã làm được, như đã thấy - Ở Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. |
Số lượt đọc: 60 Cập nhật lần cuối: 01/07/2013