Nhà cầm quân đầy mưu lược

Trò chuyện với TGĐ Nguyễn Đức Hưởng tôi thấy ở anh tố chất của một thủ lĩnh đầy trí tuệ nhưng hết mực khiêm nhường. Anh tâm sự: “Dù mình có là người lãnh đạo cao nhất của DN cũng không nên cho rằng cái gì cũng biết, cái gì cũng đúng. Bởi chỉ có phát huy trí tuệ tập thể mới thành công. Theo tinh thần ấy, ở Liên Việt văn hóa là cái gốc để gửi vào sản phẩm, sản phẩm tốt mà không chú ý đến văn hóa doanh nghiệp, văn hóa con người trong doanh nghiệp thì thành công chỉ là tạm thời. Gốc của văn hóa là sống với nhau như thế nào? Đối xử với đối tác ra sao? Tất cả là cách đối nhân xử thế, ta đối xử tốt với mọi người, ta sẽ có nhiều bạn tốt, nhiều cơ hội tốt. Ý thức đem cơ hội cho người khác thì ta mới thành công”.

Thổ lộ về bản thân mình, TS.Hưởng nói: “Con người thường bị cuốn vào 02 vòng xoáy tiền bạc và quyền lực. Bản thân tôi thấy may mắn vì thoát ra được 02 vòng xoáy đó. Tôi và toàn bộ HĐQT đều có chung một chí hướng rằng: Mình đi được bao nhiêu nơi? Hiểu biết được bao nhiêu điều mới? Và giúp được bao nhiêu người? Cùng nhau xây dựng một thương hiệu lớn, danh dự lớn chứ không vì quyền lợi cá nhân”. Càng trò chuyện với anh, tôi càng thấy ở vị TGĐ này tinh thần của một triết gia hơn là một người kinh doanh, anh tự đúc kết trong cuộc đời muốn thành công cần có 10 chữ “M”: Mồ mả (hiếu), miệt mài (thành công không tự đến mà phải biết lao động), mưu mẹo (cuộc sống phức tạp, phải thận trọng), mạnh mẽ (sức khỏe, thực lực, quyết liệt) và may mắn (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

Còn trong kinh doanh, nhìn về năm 2010, trong cuốn sách “Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách thức với Việt Nam” do chính Ts.Nguyễn Đức Hưởng làm chủ biên, Ông đã chỉ ra rằng năm nay có thể là một năm cơ hội sẽ đến với các nền kinh tế, các doanh nghiệp vì khủng hoảng đã dần dần qua đi, kinh tế bắt đầu hồi phục và đặc biệt mỗi con người, doanh nghiệp đều rút được ra những bài học làm hành trang tiếp cận, chiến đấu với những khó khăn trong hoạt động kinh tế - xã hội.
TGĐ Nguyễn Đức Hưởng cũng tự tin năm 2010 sẽ là thời điểm bùng nổ của Ngân hang Liên Việt khi một tập đoàn kinh tế lớn sẽ góp cổ phần vào LienVietBank. Như vậy, LienVietBank sẽ có lợi thế khai thác thêm hàng chục nghìn điểm giao dịch trên toàn quốc thực hiện đúng mô hình một ngân hàng truyền thống, còn hoạt động đầu tư do công ty con đảm nhiệm, tránh lẫn lộn giữa hoạt động đầu tư và thương mại, theo đúng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tín dụng sắp ban hành. Ông Hưởng cũng cho biết thêm “Nhưng ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, có điều kiện và nhạy cảm. Vì vậy, quản trị rủi ro vẫn là yếu tố được quan tâm hàng đầu”.

“Chúng tôi xác định chỉ có mạng lưới rộng lớn mới thực hiện được tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và dĩ nhiên Liên Việt sẽ trở thành ngân hàng của mọi nhà với quy mô hoạt động lớn nhất Việt Nam trong tương lai”, Ông Hưởng tự tin khẳng định. Và người viết cũng tin tưởng rằng, dù có thành công lớn đến đâu thì Liên Việt vẫn duy trì mục tiêu gắn xã hội trong kinh doanh.
LienVietBank qua những con số:
 
Chỉ số
1/5 đến 31/12/2008
(8 tháng đầu hoạt động)
1/1 đến 31/12/2009
(12 tháng hoạt động)
Tổng tài sản 7.750 tỷ đồng 17.823 tỷ đồng
Lợi nhuận 444 tỷ đồng 540 tỷ đồng
Mạng lưới 11 điểm giao dịch
(gồm 1 SGD, 5 CN, 5 PGD)
28 điểm giao dịch
(gồm 1 SGD, 12 CN và 15 PGD).
                                                                  
  Theo Tạp chí Doanh nhân
Số lượt đọc: 779 Cập nhật lần cuối: 29/08/2011