LienVietBank: Định vị thương hiệu.
Lịch sử tạo ra thời kỳ khó khăn để phát hiện ra những “người khổng lồ” và cơ hội chỉ đến với những DN nào biết nắm bắt. Dường như NH Liên Việt (LienVietBank) là một trong những DN như vậy. Không chỉ biết “lái” con thuyền qua cơn sóng gió của khủng hoảng tài chính mà LienVietBank còn biết “thả lưới” để giăng những mẻ “cá lớn”....
Kỹ năng nắm bắt
LienVietBank đi vào hoạt động đúng vào thời điểm bùng phát những khó khăn trong hoạt động NH. Khi ấy, nền kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn, lạm phát bắt đầu đẩy lên cao và bằng công cụ quản lý, NHNN đã siết lại dòng vốn lưu thông trên thị trường.
Do “hội chẩn đúng, bốc thuốc trúng” nên lạm phát bị chặn lại, nhưng những cơn sốt “nóng, lạnh” thất thường về thanh khoản đã khiến cho nhiều NH không khỏi lao đao. Khó khăn là thế, nhưng LienVietBank đã đạt được lợi nhuận khá cao.
Theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, để đạt được lợi nhuận gần 600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 10.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 10 tháng hoạt động, LienVietBank dựa vào 2 yếu tố cốt yếu. Đó là “cái khó ló cái khôn”, LienVietBank đã tận dụng lợi thế về vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng và sử dụng rất thành công trong năm qua. Vào thời điểm đó, lãi suất huy động VND có lúc đã bị đẩy lên trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp lên sát mốc 20%/năm; lãi suất liên NH đạt kỷ lục “treo” trên 30%. Là NH mới đi vào hoạt động ở thời điểm đó, LienVietBank không bị cuốn vào cuộc đua tăng lãi suất mà còn tận dụng lợi thế về vốn để thu lợi nhuận từ việc cho vay liên NH và hạn chế huy động lãi suất cao. Thứ nữa, theo ông Hưởng cũng rất quan trọng, đó là dự báo tình hình. Với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính trong năm 2008 thì mọi dự báo dài hạn đều có thể “lệch pha”. Nhưng với dự đoán lãi suất sẽ giảm vào cuối năm 2008, LienVietBank đã kịp thời đầu tư ngắn hạn vào trái phiếu để tăng nguồn lợi nhuận.
Trong năm qua, các cuộc họp đầu tuần của NH thường là lúc đưa ra các dự báo diễn biến tình hình. Chính sách tiền tệ thường xuyên thay đổi để phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế thế giới nên mọi thông tin các bộ phận phải cập nhật hàng ngày, hàng giờ nhưng ban điều hành LienVietBank chỉ có thể dự báo trong tuần, đến cuối tuần lại đưa ra dự báo cho tuần sau. Cao điểm, có tuần LienVietBank phải liên tục đưa ra chính sách mới để thích nghi với tình hình thị trường. Những lúc như vậy, ban điều hành NH phải vận dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình để “đua” với diễn biến của thị trường.
“Những ngày thị trường tiền tệ “nổi sóng” - đòi hỏi kỹ năng cần thiết của DN trong việc tận dụng cơ hội kinh doanh khủng hoảng. Năm 2008 đã trở thành cơ hội tốt để LienVietBank thể hiện kỹ năng và bản lĩnh của mình”, ông Hưởng cho biết.
Đầu tư công nghệ
Với việc tìm được con đường riêng của mình, biết “kinh doanh trong khủng hoảng” nên kết thúc năm 2008, bằng những kết quả tương đối khả quan đạt được, giới tài chính NH đánh giá năm 2008 là năm của LienVietBank. Tuy nhiên, ông Hưởng cho rằng, đây chỉ là những cơ hội khách quan mà bản thân mỗi NH dự báo được đều không thể bỏ qua; đó không phải là chiến lược kinh doanh dài hạn của LienVietBank.
“Phát triển nội lực để tiến tới ổn định lâu dài bằng cách đưa vào xã hội và thu lợi nhuận từ những sản phẩm, dịch vụ của một NH hiện đại, đem lại tiện ích cao nhất cho khách hàng mới là cái đích mà LienVietBank hướng tới”, ông Hưởng khẳng khái.
Năm 2009 được nhiều chuyên gia dự đoán là năm đỉnh điểm khó khăn, ngoài khủng hoảng suy giảm kinh tế toàn cầu, niềm tin vào những định chế tài chính cũng sẽ bị rơi rụng dần. Chính vì vậy, các NH đều ở trạng thái “cố thủ” bằng cách hạn chế cho vay vì sợ rủi ro mất tiền. Do vậy, hoạt động kinh doanh NH gặp nhiều khó khăn. Vòng quay của đồng tiền vì thế sẽ chậm lại. Trái ngược với giữa năm 2008, năm nay đồng vốn hiếm không phải vì thiếu tiền mà rất thừa nhưng bị “vón cục” lại, khó lưu thông để “nuôi” nền kinh tế. Trong điều kiện như hiện nay, chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng tạm thời, các giải pháp kích cầu được thực hiện nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác với cú lạm phát “hồi mã thương”.
Ông Hưởng cũng nhận định, hiệu quả của những hoạt động NH truyền thống sẽ không còn cao như những năm trước và LienVietBank sẽ đón đầu những cơ hội mới từ sản phẩm NH hiện đại. Với định hướng đó, ngay từ khi ra đời, LienVietBank đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ. LienVietBank dự định quý II/2009 sẽ đưa vào hoạt động chính thức hệ thống thẻ LienVietBank. LienVietBank sẽ gia nhập hệ thống thẻ trong nước (trước mắt là BanknetVN) và hệ thống thẻ nước ngoài là China Unionpay. Thẻ LienVietBank - bên cạnh các chức năng giao dịch thông thường như rút tiền, truy vấn số dư, chuyển khoán…, còn có chức năng khác được xây dựng và phát triển theo hướng gia tăng các sản phẩm, dịch vụ trên đó, thông qua việc sử dụng công nghệ GPRS như gửi tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ trả trước… và đặc biệt LienVietBank sẽ nghiên cứu việc tích hợp các tính năng chưa có ở Việt Nam là phát hành sổ tiết kiệm điện tử, bán vé máy bay và vé tàu xe... từ máy ATM đa năng.
Bên cạnh việc phát triển những sản phẩm NH hiện đại để thu nguồn lợi nhuận ổn định, LienVietBank cũng đẩy mạnh hoạt động ngân quỹ để mang về lợi nhuận. Nhất là thời điểm này, khi mà nhiều người đang thờ ơ với thị trường chứng khoán, bất động sản thì LienVietBank lại cho đây là cơ hội tốt để bắt đầu đầu tư.
“Những cơ hội đem về lợi nhuận từ hoạt động truyền thống như tăng trưởng tín dụng cũng không thể bỏ qua. Vì vậy, LienVietBank sẽ tích cực đẩy mạnh cho vay theo chính sách bù lãi suất của Chính phủ và bảo lãnh tín dụng thông qua NH Chính sách Việt Nam”, ông Hưởng cho biết.
LienVietBank đi vào hoạt động đúng vào thời điểm bùng phát những khó khăn trong hoạt động NH. Khi ấy, nền kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn, lạm phát bắt đầu đẩy lên cao và bằng công cụ quản lý, NHNN đã siết lại dòng vốn lưu thông trên thị trường.
Do “hội chẩn đúng, bốc thuốc trúng” nên lạm phát bị chặn lại, nhưng những cơn sốt “nóng, lạnh” thất thường về thanh khoản đã khiến cho nhiều NH không khỏi lao đao. Khó khăn là thế, nhưng LienVietBank đã đạt được lợi nhuận khá cao.
Theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, để đạt được lợi nhuận gần 600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 10.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 10 tháng hoạt động, LienVietBank dựa vào 2 yếu tố cốt yếu. Đó là “cái khó ló cái khôn”, LienVietBank đã tận dụng lợi thế về vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng và sử dụng rất thành công trong năm qua. Vào thời điểm đó, lãi suất huy động VND có lúc đã bị đẩy lên trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp lên sát mốc 20%/năm; lãi suất liên NH đạt kỷ lục “treo” trên 30%. Là NH mới đi vào hoạt động ở thời điểm đó, LienVietBank không bị cuốn vào cuộc đua tăng lãi suất mà còn tận dụng lợi thế về vốn để thu lợi nhuận từ việc cho vay liên NH và hạn chế huy động lãi suất cao. Thứ nữa, theo ông Hưởng cũng rất quan trọng, đó là dự báo tình hình. Với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính trong năm 2008 thì mọi dự báo dài hạn đều có thể “lệch pha”. Nhưng với dự đoán lãi suất sẽ giảm vào cuối năm 2008, LienVietBank đã kịp thời đầu tư ngắn hạn vào trái phiếu để tăng nguồn lợi nhuận.
Trong năm qua, các cuộc họp đầu tuần của NH thường là lúc đưa ra các dự báo diễn biến tình hình. Chính sách tiền tệ thường xuyên thay đổi để phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế thế giới nên mọi thông tin các bộ phận phải cập nhật hàng ngày, hàng giờ nhưng ban điều hành LienVietBank chỉ có thể dự báo trong tuần, đến cuối tuần lại đưa ra dự báo cho tuần sau. Cao điểm, có tuần LienVietBank phải liên tục đưa ra chính sách mới để thích nghi với tình hình thị trường. Những lúc như vậy, ban điều hành NH phải vận dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình để “đua” với diễn biến của thị trường.
“Những ngày thị trường tiền tệ “nổi sóng” - đòi hỏi kỹ năng cần thiết của DN trong việc tận dụng cơ hội kinh doanh khủng hoảng. Năm 2008 đã trở thành cơ hội tốt để LienVietBank thể hiện kỹ năng và bản lĩnh của mình”, ông Hưởng cho biết.
Đầu tư công nghệ
Với việc tìm được con đường riêng của mình, biết “kinh doanh trong khủng hoảng” nên kết thúc năm 2008, bằng những kết quả tương đối khả quan đạt được, giới tài chính NH đánh giá năm 2008 là năm của LienVietBank. Tuy nhiên, ông Hưởng cho rằng, đây chỉ là những cơ hội khách quan mà bản thân mỗi NH dự báo được đều không thể bỏ qua; đó không phải là chiến lược kinh doanh dài hạn của LienVietBank.
“Phát triển nội lực để tiến tới ổn định lâu dài bằng cách đưa vào xã hội và thu lợi nhuận từ những sản phẩm, dịch vụ của một NH hiện đại, đem lại tiện ích cao nhất cho khách hàng mới là cái đích mà LienVietBank hướng tới”, ông Hưởng khẳng khái.
Năm 2009 được nhiều chuyên gia dự đoán là năm đỉnh điểm khó khăn, ngoài khủng hoảng suy giảm kinh tế toàn cầu, niềm tin vào những định chế tài chính cũng sẽ bị rơi rụng dần. Chính vì vậy, các NH đều ở trạng thái “cố thủ” bằng cách hạn chế cho vay vì sợ rủi ro mất tiền. Do vậy, hoạt động kinh doanh NH gặp nhiều khó khăn. Vòng quay của đồng tiền vì thế sẽ chậm lại. Trái ngược với giữa năm 2008, năm nay đồng vốn hiếm không phải vì thiếu tiền mà rất thừa nhưng bị “vón cục” lại, khó lưu thông để “nuôi” nền kinh tế. Trong điều kiện như hiện nay, chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng tạm thời, các giải pháp kích cầu được thực hiện nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác với cú lạm phát “hồi mã thương”.
Ông Hưởng cũng nhận định, hiệu quả của những hoạt động NH truyền thống sẽ không còn cao như những năm trước và LienVietBank sẽ đón đầu những cơ hội mới từ sản phẩm NH hiện đại. Với định hướng đó, ngay từ khi ra đời, LienVietBank đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ. LienVietBank dự định quý II/2009 sẽ đưa vào hoạt động chính thức hệ thống thẻ LienVietBank. LienVietBank sẽ gia nhập hệ thống thẻ trong nước (trước mắt là BanknetVN) và hệ thống thẻ nước ngoài là China Unionpay. Thẻ LienVietBank - bên cạnh các chức năng giao dịch thông thường như rút tiền, truy vấn số dư, chuyển khoán…, còn có chức năng khác được xây dựng và phát triển theo hướng gia tăng các sản phẩm, dịch vụ trên đó, thông qua việc sử dụng công nghệ GPRS như gửi tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ trả trước… và đặc biệt LienVietBank sẽ nghiên cứu việc tích hợp các tính năng chưa có ở Việt Nam là phát hành sổ tiết kiệm điện tử, bán vé máy bay và vé tàu xe... từ máy ATM đa năng.
Bên cạnh việc phát triển những sản phẩm NH hiện đại để thu nguồn lợi nhuận ổn định, LienVietBank cũng đẩy mạnh hoạt động ngân quỹ để mang về lợi nhuận. Nhất là thời điểm này, khi mà nhiều người đang thờ ơ với thị trường chứng khoán, bất động sản thì LienVietBank lại cho đây là cơ hội tốt để bắt đầu đầu tư.
“Những cơ hội đem về lợi nhuận từ hoạt động truyền thống như tăng trưởng tín dụng cũng không thể bỏ qua. Vì vậy, LienVietBank sẽ tích cực đẩy mạnh cho vay theo chính sách bù lãi suất của Chính phủ và bảo lãnh tín dụng thông qua NH Chính sách Việt Nam”, ông Hưởng cho biết.
Số lượt đọc: 7 Cập nhật lần cuối: 28/02/2013