Hướng tới chuyên nghiệp và hiện đại hóa
Phóng viên VnMedia đã có cuộc trao đổi ngắn với Tổng Giám đốc Ngân hàng Liên Việt về cuộc thi sáng tác logo và slogan của Ngân hàng. Mời quý vị cùng lắng nghe.
Được biết, Ngân hàng Liên Việt hôm qua đã trao thưởng tổng cộng 15.000 USD cho các tác giả của logo và slogan đoạt giải nhất trong cuộc thi mà ngân hàng tổ chức từ tháng 12 năm ngoái tới nay. Vậy ngoài số tiền trên, LienVietBank đã phải chi phí khoảng bao nhiêu tiền nữa cho hoạt động liên quan đến việc này?
Đúng vậy, cùng với buổi lễ công bố giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng và lễ ký kết với các đối tác lớn trong và ngòai nước ngày hôm qua, chúng tôi đã tiến hành trao thưởng các giải trong cuộc thi sáng tác Logo và Slogan cho Ngân hàng. Tổng trị giá giải thưởng là 18.000 USD. Ngoài ra, còn một khoản chi lớn nữa đó là chúng tôi gửi thư cảm ơn đến tất cả các thí sinh đã tham gia cuộc thi, bằng cách mở cho mỗi thí sinh một tài khoản tại LienVietBank, với số tiền 200.000 VNĐ tổng chi phí này vào khoảng 200 triệu VNĐ, các khoản chi phí khác không đáng kể..
Tại sao ngân hàng lại quyết định bỏ ra một khoản tiền không phải là nhỏ như vậy để có được logo và slogan ưng ý nhất như hiện nay? Điều này có liên quan gì đến chiến lược phát triển của ngân hàng hay không ?
Vâng, đúng như vậy, đây chính là việc thực hiện chiến lược của LienVietBank, hướng tới “chuyên nghiệp, hiện đại, dễ đi vào công chúng và xã hội hóa trong kinh doanh”. Tôi cho rằng việc bỏ ra một khoản chi phí như trên không phải là lãng phí mà chính là chúng tôi đang “tiết kiệm” cho Ngân hàng. Thử ví dụ, nếu dùng một khoản tiền tương ứng để quảng cáo đơn thuần, liệu có thu được hiệu quả như việc tổ chức cuộc thi vừa qua? Cuộc thi sáng tác Logo và Slogan được chúng tôi phát động từ 21-12-2007 và sau hơn 3 tháng, thương hiệu LienVietBank đã được đông đảo công chúng trong và ngoài nước biết đến với con mắt thiện cảm đánh giá về một Ngân hàng mới ra đời nhưng rất coi trong sự chuyên nghiệp, tri tuệ tập thể va quan hệ công chúng... Bên cạnh đó, chính nhờ cuộc thi, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều từ cách làm việc bài bản, chuyên nghiệp và nghiêm túc của các chuyên gia trong Hội đồng chấm thi, mở mang thêm cách làm, cách nghĩ, cách chăm lo cho thương hiệu… rất giá tri, nhưng không mất một khoản “học phí” nào.
Việc huy động trí tuệ tập thể trong nội dung phát động cuộc thi cũng là việc chúng tôi rút kinh nghiệm từ một số doanh nghiệp trong nước. Đã có không ít các doanh nghiệp tự “sáng tác” ra các Logo và Slogan nhằm tiết kiệm chi phí nhưng rồi lại vướng phải các hậu quả khác từ chính việc thiếu khoa học ấy như phải thay đổi Logo, biển hiệu... khiến cho chi phí phát sinh còn cao hơn.
Chính thức gia nhập thị trường tài chính tiền tệ, ông nhận thấy khó khăn lớn nhất mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt hiện nay và trong thời gian ngắn sắp tới ? và với riêng LienVietBank thì có gì khác ?
Theo tôi, khó khăn của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới thi rất nhiêu, nổi cộm nhất là thiếu Nguồn nhân lực chất lượng cao và yêu cầu hiện đại hóa trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt… khó khăn lớn nhất, và trước mắt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng hiện nay là “cầu vốn” cao nhưng “cung vốn” lại không đáp ứng được xuất phát từ việc các ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó, một số ngân hàng đang lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười” là thất hứa với khách hàng do nhiều hợp đồng tín dụng đã ký nhưng lại không thể giải ngân được. Trong trường hợp này, nếu khách hàng vác đơn đi kiện thì ngân hàng sẽ là người thua kiện.
Khó khăn thứ 2 là việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của một số ngân hàng đang gặp phải một số vấn đề, hơn nữa, khi cho vay các ngân hàng lại nặng về cạnh tranh khuyến mãi nên sẵn sàng “cam kết áp dụng lãi suất cố định”, hậu quả là bây giờ đang lâm vào tình trạng “mua đắt, bán rẻ”, phải huy động vốn với lãi suất cao để bù vào nguồn vốn đã cho vay với lãi suất thấp.
Chúng tôi đã có thời gian hơn hai năm nghiên cứu chuẩn bị phương án phòng tránh những khó khăn vướng mắc nêu trên. Một bài học chúng tôi đúc kết ra là trong hoạt động Ngân hàng khi triển khai bất cứ nghiệp vụ gì phải trên cơ sở có chiến lược, có kế hoạch và lộ trình cụ thể, lường trước được các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Ngược lại, LienVietBank lại có “Lợi thế của người sinh sau”, chưa “kịch trần” cũng như chưa “đụng sàn’ các quy định hạn chế khi thực hiện các biện pháp quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Dù đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận trong quý I/2008 mà các ngân hàng TMCP vừa công bố lại rất cao và gây bất ngờ với nhiều người. Ông đánh giá như thế nào về điều này ?
Về điều này, theo tôi là do “điểm rơi” khó khăn của một số ngân hàng thể hiện trong hạch toán ngân hàng không nằm trong quý I, “điểm rơi” đó sẽ phải vào cuối năm hoặc có những khoản chi phí sẽ được phân bổ… đến năm sau.
Số lượt đọc: 22 Cập nhật lần cuối: 11/04/2008