Hội thảo “Giải pháp cho vay nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại ĐBSCL”
Ngày 17/10/2013, tại Kiên Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Báo Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cho vay nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Mục đích của Hội thảo này là thảo luận và hướng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, góp phần cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của nền kinh tế đất nước.
Tham dự Hội thảo có Đ/c Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN VN; Đ/c Thuận Hữu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Đ/c Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang; Đ/c Bùi Ngọc Sương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; các Đ/c trong Ban lãnh đạo NHNN; đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của NHNN và đại diện: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Tỉnh ủy, UBND, các Sở, Ban, Ngành, các Ngân hàng của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và các địa phương thuộc vùng ĐBSCL.
TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, trình bày tham luận về 8 giải pháp đột phá để phát triển khu vực NNNT và Chương trình 5000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi có bảo hiểm lãi suất cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015 của LienVietPostBank.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện chủ trương này, ngày 12/4/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế cho Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai các chủ trương trên, NHNN đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung thực hiện các chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nông nghiệp. Tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành Ngân hàng đã có đóng góp quan trọng, tạo ra những thành tựu to lớn của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, những thành tựu này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Trong sản xuất nông nghiệp, nước ta luôn đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; đối mặt với những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong quá trình hội nhập, đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất, chế biến, nguồn gốc chất lượng sản phẩm; đối mặt với các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu;…Việc thiết kế và phối hợp chính sách như chính sách quy hoạch phát triển theo ngành, vùng còn không theo kịp sự phát triển; sản xuất còn mang nặng tính tự phát, theo phong trào; chính sách phát triển chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn bất cập; sự gắn kết của 4 nhà (nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ, ngân hàng) còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Do đó, Hội thảo này nhằm góp phần triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, trong khu vực nông thôn, cũng như giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng khi cấp tín dụng cho nông dân.
Tại Hội thảo, LienVietPostBank, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Hội Cựu chiến binh Tỉnh Kiên Giang đã ký kết thỏa thuận hợp tác.
Tại Hội thảo, các ý kiến tham luận đều thống nhất đánh giá hoạt động nông nghiệp, nông thôn là hoạt động rất có ý nghĩa trong thời gian vừa qua, là hoạt động chiến lược trong thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, chiến lược phát triển hoạt động nông nghiệp, nông thôn cũng bộc lộ những hạn chế, cản trở quá trình phát triển. Do đó, các diễn giả, các ý kiến tham luận đều tập trung đưa ra những khó khăn và cả những rủi ro sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, khả năng tiếp cận, đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhiều đề xuất về các giải pháp chính sách đối với Nhà nước, đối với chính quyền của địa phương có tính hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, các biện pháp khả thi được trình bày nhằm hướng tới hoàn thiện khung chính sách tín dụng chung đối với nền kinh tế. Đặc biệt là các giải pháp cho vay có bảo hiểm lãi suất lần đầu tiên được đề cập và sẽ triển khai trước hết tại khu vực ĐBSCL, sau đó có thể được nhân rộng trên một số vùng khác. Đây là một trong những giải pháp tạo điều kiện cho người nông dân dễ dàng và yên tâm tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hiệu quả, bền vững nông nghiệp, nông thôn, phát huy tối đa các lợi thế và thế mạnh của từng vùng.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện, Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác Chương trình cho vay ưu đãi 5000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm từ thiện lãi suất đối với các hộ nông dân vay vốn nhằm cụ thể hóa Đề án “5000 tỷ cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm từ thiện lãi suất khu vực ĐBSCL giai đoạn 2013 – 2015”. Ba bên cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mỗi bên, cùng nhau hỗ trợ để thúc đẩy việc thực hiện đề án, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho NNNT khu vực ĐBSCL. Đáng chú ý là, Tổng công ty CP bảo hiểm Bưu điện sẽ đứng ra bảo hiểm miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay cho các đối tượng vay vốn nằm trong Đề án.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh Hội thảo đã góp ý thêm ý kiến với Đảng, Nhà nước để kịp thời có cơ chế để sản xuất nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung nhằm tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững; tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa các hình thức, loại hình bảo hiểm cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Riêng đối với các tổ chức tín dụng cũng cần tìm ra những sáng kiến, những giải pháp thiết thực hơn nữa để các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động, phục vụ và đáp ứng vốn hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
8 KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Thứ nhất là cho phép tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Thứ 2 là đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định cổ phần hóa trong luật doanh nghiệp và cần có chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp NNNT, trong đó cổ đông nông dân góp ruộng đất vào doanh nghiệp, được coi là ”cổ phần kim cương”, tức là trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản ”cổ phần kim cương” không mất ruộng đất.
Thứ 3 là mở các nút thắt, tăng cường hơn nữa việc thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu vực NNNT. Các nhà đầu tư sẽ mang đến công nghệ mới, cách thức làm ăn mới để cải tiến các yếu tố lạc hậu. Đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh.
Thứ 4 là chính sách hạn điền có những điểm chưa phù hợp. Nhà nước có thể thực hiện chính sách cho thuê đất 100 năm, khi đó thì cả nhà nông lẫn nhà đầu tư sẽ an tâm sản xuất kinh doanh hơn.
Thứ 5 là phải có có cơ chế kích thích bảo hiểm và bảo hiểm từ thiện vốn vay NNNT. Hiện nay, thị trường bảo hiểm khá phát triển với rất nhiều doanh nghiệp tham gia, cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng khu vực NNNT gần như để ngỏ.
Thứ 6 là Nhà nước có thể sử dụng một công cụ cực kỳ hữu hiệu để kích thích phát triển NNNT là ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh cánh đồng mẫu lớn và các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh NNNT.
Thứ 7 là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không nên hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, PGD Ngân hàng tại các tỉnh phục vụ NNNT.
Thứ 8 là phải có cơ chế bắt buộc các ngân hàng duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng phục vụ NNNT (tối thiểu 20%) và chế độ thưởng cho các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay NNNT trên 35%. Cách ưu đãi này là cách hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp NNNT từ gốc vì các Ngân hàng là kênh bơm vốn chủ yếu cho khu vực NNNT./.
(Theo LienVietPostBank)
Trong khuôn khổ Hội thảo, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện, Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác Chương trình cho vay ưu đãi 5000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm từ thiện lãi suất đối với các hộ nông dân vay vốn nhằm cụ thể hóa Đề án “5000 tỷ cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm từ thiện lãi suất khu vực ĐBSCL giai đoạn 2013 – 2015”. Ba bên cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mỗi bên, cùng nhau hỗ trợ để thúc đẩy việc thực hiện đề án, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho NNNT khu vực ĐBSCL. Đáng chú ý là, Tổng công ty CP bảo hiểm Bưu điện sẽ đứng ra bảo hiểm miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay cho các đối tượng vay vốn nằm trong Đề án.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh Hội thảo đã góp ý thêm ý kiến với Đảng, Nhà nước để kịp thời có cơ chế để sản xuất nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung nhằm tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững; tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa các hình thức, loại hình bảo hiểm cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Riêng đối với các tổ chức tín dụng cũng cần tìm ra những sáng kiến, những giải pháp thiết thực hơn nữa để các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động, phục vụ và đáp ứng vốn hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
8 KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Thứ nhất là cho phép tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Thứ 2 là đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định cổ phần hóa trong luật doanh nghiệp và cần có chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp NNNT, trong đó cổ đông nông dân góp ruộng đất vào doanh nghiệp, được coi là ”cổ phần kim cương”, tức là trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản ”cổ phần kim cương” không mất ruộng đất.
Thứ 3 là mở các nút thắt, tăng cường hơn nữa việc thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu vực NNNT. Các nhà đầu tư sẽ mang đến công nghệ mới, cách thức làm ăn mới để cải tiến các yếu tố lạc hậu. Đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh.
Thứ 4 là chính sách hạn điền có những điểm chưa phù hợp. Nhà nước có thể thực hiện chính sách cho thuê đất 100 năm, khi đó thì cả nhà nông lẫn nhà đầu tư sẽ an tâm sản xuất kinh doanh hơn.
Thứ 5 là phải có có cơ chế kích thích bảo hiểm và bảo hiểm từ thiện vốn vay NNNT. Hiện nay, thị trường bảo hiểm khá phát triển với rất nhiều doanh nghiệp tham gia, cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng khu vực NNNT gần như để ngỏ.
Thứ 6 là Nhà nước có thể sử dụng một công cụ cực kỳ hữu hiệu để kích thích phát triển NNNT là ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh cánh đồng mẫu lớn và các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh NNNT.
Thứ 7 là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không nên hạn chế việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, PGD Ngân hàng tại các tỉnh phục vụ NNNT.
Thứ 8 là phải có cơ chế bắt buộc các ngân hàng duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng phục vụ NNNT (tối thiểu 20%) và chế độ thưởng cho các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay NNNT trên 35%. Cách ưu đãi này là cách hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp NNNT từ gốc vì các Ngân hàng là kênh bơm vốn chủ yếu cho khu vực NNNT./.
(Theo LienVietPostBank)
Số lượt đọc: 8 Cập nhật lần cuối: 17/10/2013