Để lại chiếc ghế Chủ tịch LienVietPostBank, ông Nguyễn Đức Hưởng giữ cho mình sự "giàu có" tinh thần nhân văn
Bằng những câu chuyện đi theo năm tháng, người ta đã tạc nên một hình ảnh của vị Chủ tịch đậm chất nông dân, nhạy bén, cùng với những lời thơ dí dỏm và sâu sắc đã đi vào lòng người đọc.
Hồi ký về một nghề ngân hàng
Phiên đại hội của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chỉ còn ít ngày nữa diễn ra sẽ tìm được người kế nhiệm, khi ông Nguyễn Đức Hưởng để lại chiếc ghế Chủ tịch sau quãng thời gian gắn bó.
Để lại sau lưng ông suốt một đời làm nghề ngân hàng, không phải là những lời ca tụng về khối tài sản trăm ngàn tỷ, mà chính là lòng mến mộ một cuộc đời - “giàu có” về tính nhân văn, một hành trình nhiều dấu ấn.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền quê nghèo Phú Thọ, Nguyễn Đức Hưởng rời miền Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp từ thời tuổi trẻ. Bắt đầu vào nghề là một chuyên viên ghi chép, trợ lý cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai Kon Tum, sau đó với việc làm tín dụng cho nghề nông, người thanh niên này làm quen và làm bạn với người nông dân.
Với tâm niệm “rũ bùn vươn lên”, xuất phát điểm trong một gia đình nông dân, ông Hưởng đã tự nỗ lực gấp nhiều lần người khác, để dần vươn lên và khẳng định được bản thân, gánh những vị trí quan trọng trong Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Vào năm 2008, chí lớn gặp nhau, ông được ông Dương Công Minh mời về cùng khai sinh ra Ngân hàng TMCP Liên Việt (tên gọi cũ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank). 46 tuổi, ông là Phó Chủ tịch của ngân hàng một ngân hàng non nớt vừa được chào đời.
Với vai trò là một Phó Chủ tịch, ông đã đưa ngân hàng vượt qua và trưởng thành qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 cùng với giai đoạn tái cơ cấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nếu như những người bạn “cùng lứa” năm nào như BaoVietBank hay TPBank đều phải trải qua quá trình tái cơ cấu, LienVietPostBank vẫn đứng vững và phát triển.
Một cột mốc đánh dấu “bước đi bằng cả trăm năm” của ngân hàng theo ông Hưởng nhận định, chính là quyết định sát nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện vào năm 2011, mang lại cái tên mới LienVietPostBank (tên gọi sau sáp nhập) cùng với một diện mạo mới và mạng lưới hơn 10.000 điểm giao dịch.
Đến nay, LienVietPostBank là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong khối các ngân hàng TMCP tại Việt Nam với 70 chi nhánh,157 phòng giao dịch và hơn 1.320 phòng giao dịch Bưu điện cũng quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện đến tận cấp huyện, xã.
Tháng 6/2017, LienVietPostBank nói lời chia tay với cổ đông sáng lập, CTCP Him Lam sau gần 10 năm gắn bó. Ông Dương Công Minh rời khỏi vị trí Chủ tịch ngân hàng, và ông Nguyễn Đức Hưởng được bầu lên giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Về Him Lam, ông Hưởng đã từng nói rằng: "Có Him Lam mới có Liên Việt ngày hôm nay, có Minh Him Lam mới tạo nên Hưởng Liên Việt, cặp bài trùng "Minh Him Lam - Hưởng Liên Việt" đã tạo tiền đề để LienVietPostBank trong 10 năm qua tạo nên những bước đi ấn tượng, 10 năm bằng các ngân hàng khác 20 năm, 30 năm...".
Him Lam là một trụ cột quan trọng của ngân hàng và đã “hi sinh quyền lợi” cho LienVietPostBank trong suốt 10 năm qua. Him Lam rời khỏi LienVietPostBank để tìm kiếm cơ hội tốt hơn, và theo ông Hưởng, Him Lam đã rời đi một cách có trách nhiệm, khi ngân hàng đã lớn mạnh và đủ sức đứng vững.
Từ tháng 6/2017 cầm lái ngân hàng dưới chức vụ Chủ tịch LienVietPostBank, điều đầu tiên mà vị Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng làm chính là đưa LienVietPostBank chào sàn chứng khoán, với chủ trương Mới – Lớn – Minh bạch – An toàn.
Tuy nhiên, giữ chức Chủ tịch được không lâu, ông Hưởng lại gặp vấn đề về sức khỏe ngày càng trầm trọng. Ngày đánh cồng chào sàn LPB, thậm chí ông còn trốn viện. Nhường lại chiếc ghế Chủ tịch, nhưng ông Hưởng vẫn là cổ đông, là người luôn theo dõi và để mắt tới hoạt động của ngân hàng.
Tính đến thời điểm hiện nay, ông nắm giữ hơn 33,5 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 4,95% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Và theo lời ông "Kể cả trong tương lai, nếu giá cổ phiếu LienVietPostBank xuống, ai bán - tôi mua!”
Người "gieo hạt" mắc ca
Thế nhưng, nhắc về vị Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng, đó mới chỉ là một – trong – những điều tạo nên dấu ấn của ông. Ngoài việc là một Chủ tịch, Nguyễn Đức Hưởng là một “người nông dân”, đồng thời cũng là bạn của mọi người nông dân.
“Tôi không có nhu cầu về quyền lực và tiền bạc. Tôi có cái nghiệp đối với nông dân.
Thứ nhất, tôi xuất thân từ nông dân. Và thứ hai, ngành ngân hàng mà tôi cống hiến luôn tìm đối tượng để đầu tư, và tôi luôn muốn đầu tư cho những người nông dân".
Con đường làm sếp ngân hàng của ông không phải là áo gấm bảnh bao và điều hòa máy lạnh, đó còn có cả những con đường “mỏi lưng trèo núi” và “đi dép lội ao”. Cứ đều đặn, vài tháng ông lại sắp xếp những chuyến đi thực tế, đến với bà con, trò chuyện với họ, làm bạn với họ và hiểu họ.
Là một người sếp am hiểu nông dân và thực tế, ông gần như là một trong những “người gieo mầm” đầu tiên, gieo nên những cánh rừng mắc ca trải dài trên một số vùng miền Việt Nam.
Cách đây 4 năm, hỏi đến mắc ca, gần như nông dân Việt không ai biết. Khi bàn đến dự án trồng loại cây này, thậm chí cơ quan quản lý còn có nhiều ý kiến trái chiều, người ta lo trồng mắc ca không ai mua.
Còn ông Hưởng, qua nhiều lần công tác và tìm hiều về thực tế thí điểm thành công ở Tây Nguyên, ông nói: “Đất và điều kiện tự nhiên phù hợp với mắc-ca thì Việt Nam có. Cứ như trời cho vậy! Nếu không ai làm thì tôi cũng tự trồng. Ngay cá nhân tôi cũng đã đi tìm đất để tự mình làm".
Và ông làm thật! Năm 2014, LienVietPostBank cùng với CTCP Him Lam đã rót vốn và phát triển các dự án trồng mắc ca để giúp người nông dân cải thiện đời sống kinh tế. Hai năm sau, ông Hưởng trở thành Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca.
Hồi ký về một nghề ngân hàng
Phiên đại hội của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chỉ còn ít ngày nữa diễn ra sẽ tìm được người kế nhiệm, khi ông Nguyễn Đức Hưởng để lại chiếc ghế Chủ tịch sau quãng thời gian gắn bó.
Để lại sau lưng ông suốt một đời làm nghề ngân hàng, không phải là những lời ca tụng về khối tài sản trăm ngàn tỷ, mà chính là lòng mến mộ một cuộc đời - “giàu có” về tính nhân văn, một hành trình nhiều dấu ấn.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền quê nghèo Phú Thọ, Nguyễn Đức Hưởng rời miền Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp từ thời tuổi trẻ. Bắt đầu vào nghề là một chuyên viên ghi chép, trợ lý cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai Kon Tum, sau đó với việc làm tín dụng cho nghề nông, người thanh niên này làm quen và làm bạn với người nông dân.
Với tâm niệm “rũ bùn vươn lên”, xuất phát điểm trong một gia đình nông dân, ông Hưởng đã tự nỗ lực gấp nhiều lần người khác, để dần vươn lên và khẳng định được bản thân, gánh những vị trí quan trọng trong Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Vào năm 2008, chí lớn gặp nhau, ông được ông Dương Công Minh mời về cùng khai sinh ra Ngân hàng TMCP Liên Việt (tên gọi cũ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank). 46 tuổi, ông là Phó Chủ tịch của ngân hàng một ngân hàng non nớt vừa được chào đời.
Với vai trò là một Phó Chủ tịch, ông đã đưa ngân hàng vượt qua và trưởng thành qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 cùng với giai đoạn tái cơ cấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nếu như những người bạn “cùng lứa” năm nào như BaoVietBank hay TPBank đều phải trải qua quá trình tái cơ cấu, LienVietPostBank vẫn đứng vững và phát triển.
Một cột mốc đánh dấu “bước đi bằng cả trăm năm” của ngân hàng theo ông Hưởng nhận định, chính là quyết định sát nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện vào năm 2011, mang lại cái tên mới LienVietPostBank (tên gọi sau sáp nhập) cùng với một diện mạo mới và mạng lưới hơn 10.000 điểm giao dịch.
Đến nay, LienVietPostBank là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong khối các ngân hàng TMCP tại Việt Nam với 70 chi nhánh,157 phòng giao dịch và hơn 1.320 phòng giao dịch Bưu điện cũng quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện đến tận cấp huyện, xã.
Tháng 6/2017, LienVietPostBank nói lời chia tay với cổ đông sáng lập, CTCP Him Lam sau gần 10 năm gắn bó. Ông Dương Công Minh rời khỏi vị trí Chủ tịch ngân hàng, và ông Nguyễn Đức Hưởng được bầu lên giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Về Him Lam, ông Hưởng đã từng nói rằng: "Có Him Lam mới có Liên Việt ngày hôm nay, có Minh Him Lam mới tạo nên Hưởng Liên Việt, cặp bài trùng "Minh Him Lam - Hưởng Liên Việt" đã tạo tiền đề để LienVietPostBank trong 10 năm qua tạo nên những bước đi ấn tượng, 10 năm bằng các ngân hàng khác 20 năm, 30 năm...".
Him Lam là một trụ cột quan trọng của ngân hàng và đã “hi sinh quyền lợi” cho LienVietPostBank trong suốt 10 năm qua. Him Lam rời khỏi LienVietPostBank để tìm kiếm cơ hội tốt hơn, và theo ông Hưởng, Him Lam đã rời đi một cách có trách nhiệm, khi ngân hàng đã lớn mạnh và đủ sức đứng vững.
Từ tháng 6/2017 cầm lái ngân hàng dưới chức vụ Chủ tịch LienVietPostBank, điều đầu tiên mà vị Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng làm chính là đưa LienVietPostBank chào sàn chứng khoán, với chủ trương Mới – Lớn – Minh bạch – An toàn.
Tuy nhiên, giữ chức Chủ tịch được không lâu, ông Hưởng lại gặp vấn đề về sức khỏe ngày càng trầm trọng. Ngày đánh cồng chào sàn LPB, thậm chí ông còn trốn viện. Nhường lại chiếc ghế Chủ tịch, nhưng ông Hưởng vẫn là cổ đông, là người luôn theo dõi và để mắt tới hoạt động của ngân hàng.
Tính đến thời điểm hiện nay, ông nắm giữ hơn 33,5 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 4,95% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Và theo lời ông "Kể cả trong tương lai, nếu giá cổ phiếu LienVietPostBank xuống, ai bán - tôi mua!”
Người "gieo hạt" mắc ca
Thế nhưng, nhắc về vị Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng, đó mới chỉ là một – trong – những điều tạo nên dấu ấn của ông. Ngoài việc là một Chủ tịch, Nguyễn Đức Hưởng là một “người nông dân”, đồng thời cũng là bạn của mọi người nông dân.
“Tôi không có nhu cầu về quyền lực và tiền bạc. Tôi có cái nghiệp đối với nông dân.
Thứ nhất, tôi xuất thân từ nông dân. Và thứ hai, ngành ngân hàng mà tôi cống hiến luôn tìm đối tượng để đầu tư, và tôi luôn muốn đầu tư cho những người nông dân".
Con đường làm sếp ngân hàng của ông không phải là áo gấm bảnh bao và điều hòa máy lạnh, đó còn có cả những con đường “mỏi lưng trèo núi” và “đi dép lội ao”. Cứ đều đặn, vài tháng ông lại sắp xếp những chuyến đi thực tế, đến với bà con, trò chuyện với họ, làm bạn với họ và hiểu họ.
Là một người sếp am hiểu nông dân và thực tế, ông gần như là một trong những “người gieo mầm” đầu tiên, gieo nên những cánh rừng mắc ca trải dài trên một số vùng miền Việt Nam.
Cách đây 4 năm, hỏi đến mắc ca, gần như nông dân Việt không ai biết. Khi bàn đến dự án trồng loại cây này, thậm chí cơ quan quản lý còn có nhiều ý kiến trái chiều, người ta lo trồng mắc ca không ai mua.
Còn ông Hưởng, qua nhiều lần công tác và tìm hiều về thực tế thí điểm thành công ở Tây Nguyên, ông nói: “Đất và điều kiện tự nhiên phù hợp với mắc-ca thì Việt Nam có. Cứ như trời cho vậy! Nếu không ai làm thì tôi cũng tự trồng. Ngay cá nhân tôi cũng đã đi tìm đất để tự mình làm".
Và ông làm thật! Năm 2014, LienVietPostBank cùng với CTCP Him Lam đã rót vốn và phát triển các dự án trồng mắc ca để giúp người nông dân cải thiện đời sống kinh tế. Hai năm sau, ông Hưởng trở thành Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca.
Hình ảnh ông Nguyễn Lân Hùng và ông Nguyễn Đức Hưởng đi thăm vườn mắc ca
Năm 2016, LienVietPostBank đã triển khai sản phẩm “Cho vay phát triển cây mắc ca” trên địa bàn Lâm Đồng, thực hiện cam kết dành 10.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để phát triển mắc ca tại Lâm Đồng theo mô hình ngân hàng + Hiệp hội Mắc ca Việt Nam + doanh nghiệp (Công ty TNHH Him Lam Mắc ca).
Người nông dân kể về mắc ca, bảo rằng cái loài mắc ca thật dễ tính! Chỉ cần giống chuẩn, đào hố vừa sâu, cắm xuống, là nó lên tốt như cây rừng vậy.
Trong lần đi thăm nông dân trồng mắc ca, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng: “Tôi không biết mắc ca là như nào. Nhưng nhìn những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của bà con nông dân, có thể thấy rõ hiệu quả trồng mắc ca như thế nào”.
Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên dự kiến đạt 6.490 ha, trong đó trồng thuần 550 ha, diện tích còn lại 5.940 ha trồng xen gắn với xây dựng 6 cơ sở chế biến công suất từ 100-200 tấn/năm/cơ sở.
Bên cạnh những thành tựu và dấu ấn mà ông để lại, có lẽ nhắc đến ông Hưởng, người ta lại nhắc đến những mẩu thơ đầy dí dỏm và sâu sắc của ông: “Park Hang Seo Style" theo phong cách Gangnam Style nhân dịp cổ vũ chiến thắng của U23 Việt Nam trong trận bán kết đấu với Qatar, hay bài thơ về Chó với nhiều ý nghĩa gắm gửi nhân dịp Tết Mậu Tuất… Miệng truyền miệng, người ta nhớ về ông, cả những điều bình dị như thế.
Tuệ An
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Số lượt đọc: 504 Cập nhật lần cuối: 23/03/2018