Quản trị ngân hàng theo cách mới
Phổ biến hiện nay ở các ngân hàng thương mại là chuyện ai nắm giữ phần vốn nhiều nhất, người đó sẽ là Chủ tịch Hội đồng quản trị, trong khi yếu tố “có nghề” ít được coi trọng.
Ông Nguyễn Đức Hưởng
Tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị định 59/CP, Chính phủ đang muốn hướng hoạt động của Hội đồng quản trị tại các Ngân hàng thương mại ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều đó đã được đề cập trong Luật Các tổ chức tín dụng sắp ban hành nhưng sự xuất hiện thêm một nghị định về vấn đề này, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại?
Nét nổi bật nhất của Nghị định 59/CP là tăng cường năng lực điều hành của hội đồng quản trị ở ngân hàng thương mại nói chung, đặc biệt tăng cường sự kiểm soát độc lập của ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng. Đây là bước trung gian kết nối, góp phần bổ sung, sửa đổi cho Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới.
Tôi cho rằng, sau khi chính thức ban hành nghị định này, sẽ có thông tư khác hướng dẫn thực hiện nhưng Nghị định 59/CP vẫn thực sự cần thiết và phù hợp với hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm củng cố năng lực điều hành của hội đồng quản trị trong thời điểm hiện nay.
Hiện tại, phổ biến trong các ngân hàng thương mại cổ phần là ai nắm giữ vốn điều lệ nhiều nhất thì người đó là chủ tịch hội đồng quản trị và có quyền “quyết”, “phủ quyết” mọi vấn đề. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trong điều kiện của các ngân hàng thương mại hiện nay, cổ đông sáng lập có vốn nhiều nhất nắm giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị là hợp lý vì toàn bộ tài sản của họ đã đầu tư vào ngân hàng, họ phải tham gia quản lý nhằm bảo toàn vốn.
Tại nước ngoài, với điều kiện hành lang pháp lý đã có chuẩn mực hoàn thiện nên điều hành quản lý doanh nghiệp nói chung có quy củ hơn. Đối với riêng các ngân hàng thương mại, họ cũng có tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí lãnh đạo. Bởi vậy, ở Việt Nam, các ông chủ ngân hàng nên tự mình hoàn thiện dần, “vừa học - vừa làm” vì nước ta chưa có trường đào tạo nghề chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc ngân hàng thương mại.
Về lâu dài, chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.
Theo quan điểm này thì mô thức quản trị của LienVietBank cụ thể ra sao?
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Liên Việt đang bước đầu áp dụng Nghị định 59/CP của Chính phủ vào hoạt động điều hành của ngân hàng, nhưng có thí điểm đột phá là nâng cao năng lực trách nhiệm của từng thành viên hội đồng quản trị và theo hướng hội đồng quản trị điều hành những công việc chủ chốt, ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, chức năng điều hành của tổng giám đốc nhẹ hơn so với trước đây.
Thay vì trước đây hội đồng quản trị nặng về hoạt động hình thức, thì nay các thành viên hội đồng quản trị phải thực sự xắn tay vào cùng gánh vác công việc, chia sẻ với ban điều hành, nhưng trên cơ sở quan điểm chỉ đạo mang tính thống nhất và hệ thống, thực hiện văn hóa điều hành “số hóa; văn bản hóa; định dạng hóa; kịch bản hóa”.
Nhưng đây cũng chỉ là mô hình thí điểm, chúng tôi sẽ đúc kết “cái được” và “cái chưa được” trong thời gian sớm nhất, nhằm hướng tới sự hoàn thiện, chuẩn mực và hiệu quả.
Nếu theo mô thức hoạt động mới, sẽ phải thay đổi nhân sự và đôi khi đó là tiền đề để dư luận râm ran không tốt về ngân hàng, mà trường hợp LienVietBank sắp bổ nhiệm tổng giám đốc mới là một ví dụ. Là người trong cuộc, ông chia sẻ vấn đề này như thế nào?
Tâm lý của người Việt Nam hiện còn khá nặng nề, rằng ai đó đã làm gì thì cứ phải làm mãi. Thế nên việc đổi mới tổ chức, con người vẫn còn mới mẻ và xa lạ.
Lắm khi doanh nghiệp thay đổi nhân sự, có thể dư luận sẽ đồn đoán đủ chuyện, chưa kể là tiểu xảo của các nhà đầu tư tung tin đồn nhằm hạ giá cổ phiếu của doanh nghiệp để chính họ mua vào. Nhưng điều quan trọng hơn cả khi thay đổi mô hình quản trị và cơ cấu nhân lực trong bộ máy là việc đó có thực sự đem lại chất lượng cho hoạt động doanh nghiệp hay không, mới là điều đáng bàn.
Đối với sự thay đổi nhân sự của LienVietBank, chúng tôi đã có lộ trình từ trước, kết hợp với sự đón nhận Nghị định 59/CP của Chính phủ, đồng thời, đó còn là từng bước chuẩn bị cho việc sáp nhập một hệ thống của một tập đoàn kinh tế lớn vào LienVietBank.
Việc làm này cũng nhằm mục đích tăng cường năng lực điều hành của Hội đồng Quản trị phù hợp với Nghị định 59/CP, có vận dụng cải tiến theo mô thức mới của Ngân hàng Liên Việt nhằm đổi mới hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng Quản trị.
Chính vì vậy, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Liên Việt đã đồng lòng thống nhất đề nghị cơ quan chức năng bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành mới. Chúng tôi đang tiến cử TS. Lê Hồng Phong, hiện đang là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, người có đủ năng lực và đạo đức giữ chức tổng giám đốc trong tương lai.
Nhưng dù hoạt động theo mô thức nào cũng không thể phủ nhận vai trò cá nhân, bởi trong nhiều trường hợp, yếu tố cá nhân đã mang lại sự đột biến cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ cách nhìn của cá nhân, ông nói gì về câu chuyện này?
Tôi cho rằng, khi nhìn nhận, đánh giá về hoạt động doanh nghiệp, đừng nên quá đề cao hay quá quan tâm đến yếu tố cá nhân, bởi có thể đó là trở ngại làm ngưng trệ quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Đối với cá nhân tôi, đổi mới và không ngừng học tập cũng là mục tiêu hướng tới để hoàn thiện bản thân nhưng nếu cứ đặt tôi ngồi một chỗ thì theo quy luật sự đổi mới sẽ đến điểm dừng cho đến khi “hết bài”, chưa kể tuổi tác níu kéo vì “kinh nghiệm là người thầy nhưng lại là người thầy lạc hậu”. Như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới của một tập thể. Việc thay đổi nhân sự vừa có tác dụng tự đổi mới vừa có tác dụng phát huy hoạt động kiểm tra chéo, góp phần an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ mới của tôi tại LienVietBank là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, trực tiếp điều hành hoạt động kế hoạch, nguồn vốn, quản trị rủi ro và là người phát ngôn của LienVietBank. Việc tôi chuyển sang nhiệm vụ Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và tham gia điều hành một số mảng công việc trên là tốt cho tôi và tốt cho LienVietBank, vì “biết đủ, biết dừng” cũng là một “cái biết đáng biết”.
Thưa ông, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều đó đã được đề cập trong Luật Các tổ chức tín dụng sắp ban hành nhưng sự xuất hiện thêm một nghị định về vấn đề này, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại?
Nét nổi bật nhất của Nghị định 59/CP là tăng cường năng lực điều hành của hội đồng quản trị ở ngân hàng thương mại nói chung, đặc biệt tăng cường sự kiểm soát độc lập của ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng. Đây là bước trung gian kết nối, góp phần bổ sung, sửa đổi cho Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới.
Tôi cho rằng, sau khi chính thức ban hành nghị định này, sẽ có thông tư khác hướng dẫn thực hiện nhưng Nghị định 59/CP vẫn thực sự cần thiết và phù hợp với hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm củng cố năng lực điều hành của hội đồng quản trị trong thời điểm hiện nay.
Hiện tại, phổ biến trong các ngân hàng thương mại cổ phần là ai nắm giữ vốn điều lệ nhiều nhất thì người đó là chủ tịch hội đồng quản trị và có quyền “quyết”, “phủ quyết” mọi vấn đề. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trong điều kiện của các ngân hàng thương mại hiện nay, cổ đông sáng lập có vốn nhiều nhất nắm giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị là hợp lý vì toàn bộ tài sản của họ đã đầu tư vào ngân hàng, họ phải tham gia quản lý nhằm bảo toàn vốn.
Tại nước ngoài, với điều kiện hành lang pháp lý đã có chuẩn mực hoàn thiện nên điều hành quản lý doanh nghiệp nói chung có quy củ hơn. Đối với riêng các ngân hàng thương mại, họ cũng có tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí lãnh đạo. Bởi vậy, ở Việt Nam, các ông chủ ngân hàng nên tự mình hoàn thiện dần, “vừa học - vừa làm” vì nước ta chưa có trường đào tạo nghề chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc ngân hàng thương mại.
Về lâu dài, chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.
Theo quan điểm này thì mô thức quản trị của LienVietBank cụ thể ra sao?
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Liên Việt đang bước đầu áp dụng Nghị định 59/CP của Chính phủ vào hoạt động điều hành của ngân hàng, nhưng có thí điểm đột phá là nâng cao năng lực trách nhiệm của từng thành viên hội đồng quản trị và theo hướng hội đồng quản trị điều hành những công việc chủ chốt, ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, chức năng điều hành của tổng giám đốc nhẹ hơn so với trước đây.
Thay vì trước đây hội đồng quản trị nặng về hoạt động hình thức, thì nay các thành viên hội đồng quản trị phải thực sự xắn tay vào cùng gánh vác công việc, chia sẻ với ban điều hành, nhưng trên cơ sở quan điểm chỉ đạo mang tính thống nhất và hệ thống, thực hiện văn hóa điều hành “số hóa; văn bản hóa; định dạng hóa; kịch bản hóa”.
Nhưng đây cũng chỉ là mô hình thí điểm, chúng tôi sẽ đúc kết “cái được” và “cái chưa được” trong thời gian sớm nhất, nhằm hướng tới sự hoàn thiện, chuẩn mực và hiệu quả.
Nếu theo mô thức hoạt động mới, sẽ phải thay đổi nhân sự và đôi khi đó là tiền đề để dư luận râm ran không tốt về ngân hàng, mà trường hợp LienVietBank sắp bổ nhiệm tổng giám đốc mới là một ví dụ. Là người trong cuộc, ông chia sẻ vấn đề này như thế nào?
Tâm lý của người Việt Nam hiện còn khá nặng nề, rằng ai đó đã làm gì thì cứ phải làm mãi. Thế nên việc đổi mới tổ chức, con người vẫn còn mới mẻ và xa lạ.
Lắm khi doanh nghiệp thay đổi nhân sự, có thể dư luận sẽ đồn đoán đủ chuyện, chưa kể là tiểu xảo của các nhà đầu tư tung tin đồn nhằm hạ giá cổ phiếu của doanh nghiệp để chính họ mua vào. Nhưng điều quan trọng hơn cả khi thay đổi mô hình quản trị và cơ cấu nhân lực trong bộ máy là việc đó có thực sự đem lại chất lượng cho hoạt động doanh nghiệp hay không, mới là điều đáng bàn.
Đối với sự thay đổi nhân sự của LienVietBank, chúng tôi đã có lộ trình từ trước, kết hợp với sự đón nhận Nghị định 59/CP của Chính phủ, đồng thời, đó còn là từng bước chuẩn bị cho việc sáp nhập một hệ thống của một tập đoàn kinh tế lớn vào LienVietBank.
Việc làm này cũng nhằm mục đích tăng cường năng lực điều hành của Hội đồng Quản trị phù hợp với Nghị định 59/CP, có vận dụng cải tiến theo mô thức mới của Ngân hàng Liên Việt nhằm đổi mới hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng Quản trị.
Chính vì vậy, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Liên Việt đã đồng lòng thống nhất đề nghị cơ quan chức năng bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành mới. Chúng tôi đang tiến cử TS. Lê Hồng Phong, hiện đang là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, người có đủ năng lực và đạo đức giữ chức tổng giám đốc trong tương lai.
Nhưng dù hoạt động theo mô thức nào cũng không thể phủ nhận vai trò cá nhân, bởi trong nhiều trường hợp, yếu tố cá nhân đã mang lại sự đột biến cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ cách nhìn của cá nhân, ông nói gì về câu chuyện này?
Tôi cho rằng, khi nhìn nhận, đánh giá về hoạt động doanh nghiệp, đừng nên quá đề cao hay quá quan tâm đến yếu tố cá nhân, bởi có thể đó là trở ngại làm ngưng trệ quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Đối với cá nhân tôi, đổi mới và không ngừng học tập cũng là mục tiêu hướng tới để hoàn thiện bản thân nhưng nếu cứ đặt tôi ngồi một chỗ thì theo quy luật sự đổi mới sẽ đến điểm dừng cho đến khi “hết bài”, chưa kể tuổi tác níu kéo vì “kinh nghiệm là người thầy nhưng lại là người thầy lạc hậu”. Như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới của một tập thể. Việc thay đổi nhân sự vừa có tác dụng tự đổi mới vừa có tác dụng phát huy hoạt động kiểm tra chéo, góp phần an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ mới của tôi tại LienVietBank là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, trực tiếp điều hành hoạt động kế hoạch, nguồn vốn, quản trị rủi ro và là người phát ngôn của LienVietBank. Việc tôi chuyển sang nhiệm vụ Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và tham gia điều hành một số mảng công việc trên là tốt cho tôi và tốt cho LienVietBank, vì “biết đủ, biết dừng” cũng là một “cái biết đáng biết”.
Theo Nguyễn Hoài
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Số lượt đọc: 11 Cập nhật lần cuối: 31/08/2011