Làm tốt việc nhỏ
Theo TS. NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), muốn khởi nghiệp thành công, phải thực hiện phương châm: Bắt đầu làm tốt việc nhỏ, ý tưởng lớn và thực hiện chiến lược “đại dương xanh”...
Ý tưởng “đẻ” ra tiền
- Xin ông chia sẻ một vài suy nghĩ, tâm tư của mình nhân ngày tôn vinh cộng đồng doanh nhân Việt Nam?
- Trước hết tôi hy vọng và tin tưởng rằng, ngày truyền thống của cộng đồng doanh nhân nước ta ngày càng có ý nghĩa đích thực. Không đến nỗi như câu chuyện “chọn chồng”, khi mẹ dặn con gái: “Con ơi nhớ kỹ nhé! Ở Việt Nam, con lấy chồng làm gì thì làm nhưng tránh lấy chồng ở những ngành có ngày truyền thống mà cả nước tổ chức kỷ niệm... Lương thấp, nghèo lắm con ạ!”. Câu chuyện tuy hài hước nhưng chứa đựng sự thâm thúy đến quặn đau, vì ba mẹ lo cho con rất thực tế theo phương châm “Có thực mới vực được đạo”. Tôi thì nghĩ “có lửa mới có khói”. Thực tế, đội ngũ tri thức ở nước ta chưa thực sự được quan tâm đúng mức, tất cả chỉ do đất nước còn nghèo nên tiền lương của bác sĩ, nhà báo, nhà giáo, luật sư, công an, quân đội... chỉ ở mức “cầm hơi”, nuôi bản thân chưa đủ huống chi là nuôi gia đình. Ở các nước tiên tiến, công chức nói chung lương rất cao, đơn giản vì đội ngũ biên chế gọn nhẹ, tinh nhuệ và tận thu, quản lý tốt nguồn thuế, cùng với việc đặc biệt coi trọng tạo điều kiện cho doanh nhân thỏa sức trổ tài để doanh nghiệp phát triển, đất nước được nhờ. Ở nước ta, gần đây doanh nghiệp, doanh nhân bắt đầu được coi trọng hơn và hy vọng hơn cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Xin ông chia sẻ một vài suy nghĩ, tâm tư của mình nhân ngày tôn vinh cộng đồng doanh nhân Việt Nam?
- Trước hết tôi hy vọng và tin tưởng rằng, ngày truyền thống của cộng đồng doanh nhân nước ta ngày càng có ý nghĩa đích thực. Không đến nỗi như câu chuyện “chọn chồng”, khi mẹ dặn con gái: “Con ơi nhớ kỹ nhé! Ở Việt Nam, con lấy chồng làm gì thì làm nhưng tránh lấy chồng ở những ngành có ngày truyền thống mà cả nước tổ chức kỷ niệm... Lương thấp, nghèo lắm con ạ!”. Câu chuyện tuy hài hước nhưng chứa đựng sự thâm thúy đến quặn đau, vì ba mẹ lo cho con rất thực tế theo phương châm “Có thực mới vực được đạo”. Tôi thì nghĩ “có lửa mới có khói”. Thực tế, đội ngũ tri thức ở nước ta chưa thực sự được quan tâm đúng mức, tất cả chỉ do đất nước còn nghèo nên tiền lương của bác sĩ, nhà báo, nhà giáo, luật sư, công an, quân đội... chỉ ở mức “cầm hơi”, nuôi bản thân chưa đủ huống chi là nuôi gia đình. Ở các nước tiên tiến, công chức nói chung lương rất cao, đơn giản vì đội ngũ biên chế gọn nhẹ, tinh nhuệ và tận thu, quản lý tốt nguồn thuế, cùng với việc đặc biệt coi trọng tạo điều kiện cho doanh nhân thỏa sức trổ tài để doanh nghiệp phát triển, đất nước được nhờ. Ở nước ta, gần đây doanh nghiệp, doanh nhân bắt đầu được coi trọng hơn và hy vọng hơn cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Nếu người nào đó quyết định khởi nghiệp ở thời điểm này và xin ông lời khuyên cũng như kinh nghiệm, thì ông sẽ chia sẻ với họ điều gì?
- Trước tiên, có bột mới gột nên hồ. Tôi có đúc kết, ở Việt Nam, một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải hội tụ 7 vần “Ệ”, đó là: Trí tuệ, quan hệ, tiền tệ, công nghệ, luật lệ, đồ đệ, mặc kệ. Muốn khởi nghiệp trước hết phải có nền tảng kiến thức, trí tuệ, sau đó phải xác định được mình là ai, đang đứng ở đâu, rồi mới quyết định làm gì. Trong khởi nghiệp, ý tưởng đẻ ra tiền, chứ không phải tiền đẻ ra tiền. Và tiền không phải vấn đề, nhưng vấn đề phải có tiền, bởi kinh nghiệm cho thấy: Bất cứ doanh nghiệp nào vay ngân hàng trên 50% nhu cầu vốn thì báo hiệu trước sự phá sản. Các bạn khởi nghiệp, theo kinh nghiệm của tôi, phải thực hiện phương châm: Bắt đầu làm tốt việc nhỏ, ý tưởng lớn và thực hiện chiến lược “đại dương xanh”, chọn con đường tiểu ngạch, kinh doanh ngách, ít người đi.
Phải ổn định hệ thống ngân hàng
- Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh?
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp với quan điểm rõ ràng về ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp, đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp với nền kinh tế. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhưng từ lời nói và hành động của Chính phủ có biến thành hành động của cả hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở hay không? Tôi xin nói thẳng là còn lâu lắm! Nguyên nhân là do có sự chuyển biến chậm, vẫn chưa muốn thoát ra khỏi cơ chế xin cho, phiền hà… Doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn vẫn bị những gông kìm vô hình với hàng loạt giấy phép con. Doanh nghiệp nhỏ ở các phường vẫn phải “nộp tô” đều đặn, gây mệt mỏi cho doanh nghiệp và thất thoát nguồn thu của Nhà nước.
- Ông từng dự đoán, trong thực hiện kế hoạch KT - XH 2016 - 2020, 3 năm đầu có thể khởi sắc nhưng 2 năm sau sẽ khó khăn hơn vì chúng ta phải đối đầu với những “điểm rơi” không mong đợi. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về điều này, và theo ông Chính phủ cần chuẩn bị những gì để tránh được các điểm rơi đó hoặc giảm thiểu hệ quả của chúng?
- “Điểm rơi” đó là lạm phát, lãi suất, tỷ giá và hậu quả kinh tế thế giới, rất dễ xảy ra hội chứng “hồi mã thương”, thậm chí tình trạng domino dồn toa đổ bể hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng... Để tránh được hậu quả của “điểm rơi” trên, phải ổn định hệ thống ngân hàng và có những giải pháp đột biến để “đào” vàng và đô la của dân lên khỏi mặt đất, huy động vào ngân hàng “chia lửa” cho đồng nội tệ, góp phần giảm lãi suất, giảm lạm phát, bên cạnh việc kiên quyết không hình sự hóa hoạt động kinh tế đối với các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp thực sự cho đất nước. Và điều quan trọng nhất là lấy lại niềm tin của nhân dân. Chúng ta cần xây dựng hình ảnh “bao công thời hiện đại” dẹp hết gian tà hại nước hại dân, tạo ra sân chơi bình đẳng cho doanh nhân - những chiến sĩ thời bình.
- Xin cảm ơn ông!
- Trước tiên, có bột mới gột nên hồ. Tôi có đúc kết, ở Việt Nam, một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải hội tụ 7 vần “Ệ”, đó là: Trí tuệ, quan hệ, tiền tệ, công nghệ, luật lệ, đồ đệ, mặc kệ. Muốn khởi nghiệp trước hết phải có nền tảng kiến thức, trí tuệ, sau đó phải xác định được mình là ai, đang đứng ở đâu, rồi mới quyết định làm gì. Trong khởi nghiệp, ý tưởng đẻ ra tiền, chứ không phải tiền đẻ ra tiền. Và tiền không phải vấn đề, nhưng vấn đề phải có tiền, bởi kinh nghiệm cho thấy: Bất cứ doanh nghiệp nào vay ngân hàng trên 50% nhu cầu vốn thì báo hiệu trước sự phá sản. Các bạn khởi nghiệp, theo kinh nghiệm của tôi, phải thực hiện phương châm: Bắt đầu làm tốt việc nhỏ, ý tưởng lớn và thực hiện chiến lược “đại dương xanh”, chọn con đường tiểu ngạch, kinh doanh ngách, ít người đi.
Phải ổn định hệ thống ngân hàng
- Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh?
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp với quan điểm rõ ràng về ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp, đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp với nền kinh tế. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhưng từ lời nói và hành động của Chính phủ có biến thành hành động của cả hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở hay không? Tôi xin nói thẳng là còn lâu lắm! Nguyên nhân là do có sự chuyển biến chậm, vẫn chưa muốn thoát ra khỏi cơ chế xin cho, phiền hà… Doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn vẫn bị những gông kìm vô hình với hàng loạt giấy phép con. Doanh nghiệp nhỏ ở các phường vẫn phải “nộp tô” đều đặn, gây mệt mỏi cho doanh nghiệp và thất thoát nguồn thu của Nhà nước.
- Ông từng dự đoán, trong thực hiện kế hoạch KT - XH 2016 - 2020, 3 năm đầu có thể khởi sắc nhưng 2 năm sau sẽ khó khăn hơn vì chúng ta phải đối đầu với những “điểm rơi” không mong đợi. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về điều này, và theo ông Chính phủ cần chuẩn bị những gì để tránh được các điểm rơi đó hoặc giảm thiểu hệ quả của chúng?
- “Điểm rơi” đó là lạm phát, lãi suất, tỷ giá và hậu quả kinh tế thế giới, rất dễ xảy ra hội chứng “hồi mã thương”, thậm chí tình trạng domino dồn toa đổ bể hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng... Để tránh được hậu quả của “điểm rơi” trên, phải ổn định hệ thống ngân hàng và có những giải pháp đột biến để “đào” vàng và đô la của dân lên khỏi mặt đất, huy động vào ngân hàng “chia lửa” cho đồng nội tệ, góp phần giảm lãi suất, giảm lạm phát, bên cạnh việc kiên quyết không hình sự hóa hoạt động kinh tế đối với các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp thực sự cho đất nước. Và điều quan trọng nhất là lấy lại niềm tin của nhân dân. Chúng ta cần xây dựng hình ảnh “bao công thời hiện đại” dẹp hết gian tà hại nước hại dân, tạo ra sân chơi bình đẳng cho doanh nhân - những chiến sĩ thời bình.
- Xin cảm ơn ông!
Hồng Loan
(Theo báo Đại biểu Nhân dân)
(Theo báo Đại biểu Nhân dân)
Số lượt đọc: 28 Cập nhật lần cuối: 18/10/2016