Nói, viết ngắn!

“Nói ngắn, viết ngắn” có lẽ là một sản phẩm tuyệt vời của thời kỳ bùng nổ thông tin theo hướng hiện đại…đồng thời “nói dài, viết dài” làm người nghe, người đọc ngán ngẩm đến tận cổ. Ai ai cũng biết thế, nhưng hiện tượng “viết dài, nói dài” vẫn phổ biến ở Việt Nam như là một căn bệnh…dài.


Vậy làm sao để “nói ngắn, viết ngắn”?

1.      Biết quan sát xung quanh rồi tự suy ngẫm, xem lại mình: quan sát xem tại sao người ta hay? Tại sao mình dở hơi thế? Mình nói có ai nghe không? Mình viết có ai đọc không? Sao họ thông minh thế? Sao mình… ngu thế nhỉ?
2.       Biết đổi mới: Có đổi thì mới mới được, ta phải biết tự thay đổi cách sống, cách nói, cách viết… Muốn đổi mới thì phải học, học nữa, học mãi ở trường đời.
3.       Rèn luyện kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết ngắn bằng cách viết nhiều, đọc nhiều. Rèn luyện kỹ năng nói ngắn bằng cách nghe nhiều nói ít.
 Rèn luyện kỹ năng suy nghĩ ngắn bằng cách chữa trị căn bệnh trầm kha: sợ không đủ ý, sợ người khác không hiểu, và lối mòn suy nghĩ cổ hủ: văn mình, vợ người (chỉ có văn mình mới thấy hay, vợ người mới đẹp), thay bằng suy nghĩ “Đơn giản hóa những vấn đề phức tạp”, không quá quan trọng bất cứ vấn đề gì để phấn đấu cho sự thanh thản đầu óc:  “Đừng cho nó là gì cả, thì nó chẳng là gì cả”.

        Và cuối cùng hãy ghi nhớ: “Muốn dài (trường tồn) thì phải… ngắn”!

IMG_0076.png

Ảnh: Nói ít hiểu nhiều!

 N.D.H

Số lượt đọc: 66 Cập nhật lần cuối: 22/12/2013