Cháu Bùi Quốc Tuấn cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hưởng

Thật cảm động khi nhận được lá thư của thầy giáo Tuấn!
Mặc dù biết thầy viết hơi quá lời, vì chắc là thầy viết thư cho tôi trong lúc đang rất vui và coi như tâm thư. Tôi ngạc nhiên với sự tỉ mỉ dõi bước chân tôi (mặc dù ít gặp) và sự kỳ công đầu tư vào lá tâm thư với bao công sức, thời gian của thầy. Vậy nên tôi quyết định lưu trữ lá tâm thư của thầy vào trang web của tôi, vừa là lời cảm ơn thầy, vừa để ngẫm xem những điều gì thầy nói quá về tôi mà tôi chưa xứng đáng thì tôi cố gắng làm theo tâm nguyện của một giáo viên trẻ dạy giỏi của mái trường cấp 3 ngày xưa tôi học.
 
 
Kính thưa Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng - thần tượng của cháu!
 
-Lần đầu tiên cháu vinh dự được gặp Tiến sỹ khi về trường Cẩm Khê năm 2009 cùng Thời báo doanh nhân.
-Lần thứ 2 cháu đã xem nhiều trên truyền hình (VTV1, VTV6 và Phú Thọ) nói về các hoạt động kinh doanh gắn với xã hội của Tiến sỹ. Qua Tivi, cháu vẫn nhớ phóng viên phỏng vấn Tiến sỹ ở sân đình Tình Cương và được biết đến 10 chữ M của Tiến sỹ, khi phóng viên hỏi chữ nào quan trọng nhất thì Tiến sỹ có nhấn mạnh đến 2 chữ Miệt Mài. Trong bài phỏng vấn có nói đến cuốn sách do Tiến sỹ viết (Khủng hoảng kinh tế toàn cầu thách thức với Việt Nam), Tiến sỹ có nói TRONG NGUY CÓ CƠ làm cháu rất ấn tượng.
-Lần thứ 3 cháu đã viết thư gửi Tiến sỹ năm 2010.
  • Lần thứ 4 đầy cảm xúc nhất vì vinh dự được trực tiếp gặp Tiến sỹ (ngày 17/11/2013), còn trên cả mong đợi khi có được chữ ký, lời chúc và lời mời của Tiến sỹ cho cháu và học sinh đi du lịch ở Hà Nội. Để thể hiện sự trân trọng và biết ơn cháu đã viết thư và gửi điện hoa cho Tiến sỹ (cháu đã yêu cầu nhân viên bưu điện gửi hoa lan, đây cũng là lần đầu tiên cháu gởi điện hoa), trong thư cháu có nói về việc nhận được chữ ký của Tiến sỹ là rất đủ rồi, còn lời mời đi du lịch thì cháu đã xin phép được từ chối ạ để cho chữ ký ấy đẹp nhất, trong veo nhất, tuyệt đối không vụ lợi. Nhiều lần khi giảng bài cháu kể cho học sinh nghe về câu truyện cháu xin chữ ký của Tiến sỹ để động viên các em học tập cũng là để nhắn nhủ tới các em là tôn trọng kiến thức thì mới có kiến thức.
 
Dù biết Tiến sỹ không nhận được vì rất bận cho nhiều việc khác nhưng cháu luôn vui vì được bày tỏ với thần tượng của mình.
 
-Sau 4 lần đó, trong giấc ngủ cháu đã nhiều lần mơ thấy Tiến sỹ (cháu nói thật đấy ạ).
  • Trong 2 năm trở lại đây cháu được gặp Tiến sỹ nhiều hơn, đặc biệt là được nói chuyện, liên hoan với Tiến sỹ, đó là vinh dự lớn và cũng là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.
 
Kính thưa Tiến sỹ, cháu đã đọc rất nhiều bài viết của Tiến sỹ và những bài viết về Tiến sỹ, đặc biệt là được Tiến sỹ gửi tặng lá thư của Tiến sỹ gửi cho con gái của mình qua gmail hôm vừa rồi. Cháu đã học tập, ngộ ra được nhiều điều, nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho cuộc sống và công việc của mình, cụ thể là:
 
1.Cảm nhận về thư của TS. Nguyễn Đức Hưởng gửi cho con gái
Thưa Tiến sỹ, cháu đã 2 lần được đọc thư của người cha gửi cho con gái:
-Một là thư của Cacmac gửi cho con gái, trong đó có đoạn ấn tượng là “hãy yêu đi, hãy tha thiết yêu đi, yêu như trước đây mẹ con đã yêu cha”. Có lúc giảng bài cháu đã truyền cảm hứng cho học sinh là “hãy học đi, hãy tha thiết học đi, học như những gì cha mẹ, thầy cô đã dạy”.
-Hai là thư của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng gửi cho con gái
Lá thư thứ nhất rất hay và nổi tiếng, nhiều người biết và có thể tìm trên google nhưng lá thư thứ hai cháu vui lắm vì được Tác giả trực tiếp gửi tặng, điều mà không phải ai cũng có vinh dự này.
Cháu đã in ra cho mẹ cháu đọc, mẹ cháu hết lời khen về nội dung của lá thư, còn cháu đã đọc rất kỹ, ngộ ra được nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích. Lá thư đầy ắp tình thương yêu, tình cảm, niềm tin, niềm hạnh phúc, niềm tự hào, niềm tin yêu của Cha mẹ dành cho các con được thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên (Con là tài sản quý báu của ba mẹ…). Những kinh nghiệm quý giá của Cha đã chia sẻ cởi mở, tinh tế, có chiều sâu (10 chữ M, 7 vần Ệ, 18 chữ vàng, phấn đấu trở thành người bình thường,…) và đặc biệt là đề cao chữ HIẾU (Bất hiếu cha mẹ, phong thuỷ vô ích.  May quá ba được làm con của ông bà nội, ông bà ngoại,…)
Trong lời khuyên về chuyện tình cảm cho con gái thì 2 lá có nhiều điểm tương đồng thể hiện được tình cảm và những kinh nghiệm của cha muốn nhắn nhủ tới con gái mình, đó là:
 
Thư của Cacmac gửi cho con gái Thư của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng
gửi cho con gái
Jenni con!
Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng đáng với con không? Cái thứ tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ ấy thì không gọi là tình yêu nữa.
Còn tình yêu từ ánh mắt đến trái tim ngay là tình yêu "sét đánh bờ rào" ngộ nhận trước sau cũng đổ bể.
Nếu có sự hỏi han thật sự thì con phải chung thuỷ với người con xây dựng cuộc đời riêng. Đã cưới chồng con phải cố gắng giữ chồng bằng cuộc sống hướng nội chăm lo gia đình con cái.
Nếu con làm mất hai chữ quý báu đó con sẽ hổ thẹn không gì mua lại được, con sẽ không được tự hào với chồng con, với xã hội. Sống phải biết mềm mỏng nhưng cũng phải biết cứng rắn quyết đoán để tự biết thương mình.
 
 
 
Tiến sỹ đã dạy con gái là học những câu ca dao tục ngữ bí truyền. Điều này cháu đã thấy rõ qua câu “Trai khôn chọn vợ chợ đông – Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân” do Tiến sỹ nói đến tại buổi giao lưu với sinh viên báo chí & tuyên truyền năm 2014. Nếu không xem trên youtube về cuộc giao lưu đó thì cháu không biết đến câu ca dao tục ngữ bí truyền này.
 
2. Cảm nhận, học tập, áp dụng vào cuộc sống và giảng dạy qua các bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng
  • Phong cách thời trang
Qua nhiều lần gặp cháu nhận thấy gu thời trang của Tiến sỹ hết sức đời thường và gần gũi với mọi người thay vì hòa vào phong cách lịch lãm nhưng ngột ngạt với vest và cà vạt của các quý ông trong giới kinh doanh. Gu thời trang phản ánh rõ nét quan niệm sống đơn giản, không cầu kì, kiểu cách hay quá mức đắt tiền để không phải tốn nhiều thời gian đưa ra lựa chọn. Cháu thấy rất giống với gu thời trang của:
+ Mark Zuckerberg

+ Bill Gates

-Sự nhạy cảm của doanh nhân về chứng khoán
-Dự án trồng cây maca
-Đơn giản hóa các vấn đề phức tạp
  • Câu đối nhân dịp đón xuân mới
“Tiễn giáp bùi ngùi vui mã đáo – Nghênh xuân phấn chấn tấn dương khai”
-Tuyển dụng và đánh giá nhân viên qua facebook
-Ý tưởng đột phá: Miền trung nên thí điểm mở casino
-Tự thưởng cho mình bằng những giây phút sống chậm
-Trong kinh doanh không có đối thủ, chỉ có đối tác
-Thượng tôn pháp luật
-Phật pháp với doanh nhân
-Biết đủ biết dừng
-Họp ít – ít họp
-Nội dung Văn hóa Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
  • Những câu nói có tính đúc kết, tổng kết quy luật, dễ nhớ như 10 chữ M, 7 vần Ệ,…

Như vậy, cháu đã học tập, liên hệ, vận dụng để thay đổi cách nghĩ, cách làm như
-Dạy đúng, dạy trúng
-Không giấu tài liệu hay mà sẵn sàng chia sẻ cởi mở với học sinh, đồng nghiệp
  • Ra đề thi học sinh giỏi thì phải vượt qua chính mình, đảm bảo khách quan, không làm lộ để học sinh của mình được giải cao
-Thuật ngữ “ngân hàng” có trong các file hay thư mục của tài liệu trên máy tính của cháu như: Ngân hàng bài tập vô cơ, ngân hàng bài tập lớp 10,…
-Khi gặp khó khăn thì phải cố gắng, không nản lòng vì trong nguy có cơ
-Không có bài tập hay, lạ khó – giáo án vô ích
-Không có kết quả thực chất – danh hiệu vô ích
  • Chỉ dạy học sinh giỏi, giàu mà không chú ý đến học sinh chưa giỏi, nghèo – thành tích vô ích…
  3. Hai suy nghĩ nhân dịp cháu được giao lưu ở Tản Đà (10/10/2015) Tiến sỹ đã tạo ra không khí thân thiện, làm chủ sân khấu qua việc cùng mọi người giao lưu, hát, nhảy. Đây là phẩm chất quý của người lãnh đạo, làm cho mọi người đều hòa vào không khí vui vẻ, thoải mái, cháu ấn tượng lắm ạ. Ai cũng muốn nâng ly rượu để gửi tới những điều tốt đẹp nhất cho Tiến sỹ, tuy nhiên với sự nhiệt tình của Tiến sỹ thì lượng rượu (ancol) mà Tiến sỹ dùng là không nhỏ. Do vậy cháu có 2 suy nghĩ là
  • Rót rượu vào cốc có nhiều ưu điểm hơn rót rượu vào chén vì:
Ví dụ: Rượu mạnh khoảng 30 – 55 độ, giả sử rượu uống hôm vừa rồi là 40 độ, với khoảng 30 lần uống, mỗi lần 10 ml (10 ml ứng với nửa chén rượu, cháu đã trực tiếp đo nên số liệu này đáng tin cậy ạ) thì thể tích rượu vào cơ thể là 300 ml, trong đó ancol nguyên chất là 300 x 40% = 120 ml.
So sánh:
Rót rượu vào chén Rót rượu vào cốc
- Thường là uống hết hay gần hết sau mỗi lần nâng ly. Nếu chỉ nhấp môi thì không thể hiện sự nhiệt tình, nếu uống hết thì thể tích rượu vào cơ thể là nhiều (khoảng 300 ml).
- Không thể cho thêm đá vì chén có dung tích nhỏ.
 
- Khó thưởng thức rượu bằng khứu giác.
- Nhâm nhi 1 ml hay 10 ml (bằng với lượng rượu trong nửa chén) thì thể tích trong cốc thay đổi không đáng kể, điều này giúp người uống có thể dùng ít sau mỗi lần giao lưu.
 
- Có thể cho thêm đá vì cốc có dung tích lớn để thêm cái lạnh và làm rượu thêm loãng, uống đỡ say, đỡ mệt.
- Dễ thưởng thức rượu bằng khứu giác vì diện tích mặt của cốc lớn. Như vậy có thể nâng tầm của việc UỐNG RƯỢU lên thành THƯỞNG THỨC RƯỢU.
 
-Tập yoga ngay trong lúc làm việc:
Tập yoga không có gì mới, ích lợi nhiều người biết, nhiều người tập (cháu cũng thường xuyên tập môn này ạ) nhưng cháu muôn nói ở đây là trong khoảng 8 triệu asana (động tác) thì có nhiều asana có thể tập ngay trong khi làm việc, đứng, ngồi, tọa đàm,... Ví dụ asana thường gặp nhất là sự hô hấp, nhưng ít ai thở có bài bản để lượng O2 lấy vào là max đồng thời lượng CO2 thải ra cũng là max. Như vậy O2 không phải mất tiền mua nhưng không phải ai cũng lấy được nhiều. Theo cháu đây là sự khác biệt.
Nếu biết Tiến sỹ dù chỉ nhức đầu xổ mũi nhẹ thôi thì cháu đã cảm thấy không vui rồi nên mới suy nghĩ 2 vấn đề trên, cháu không ngại đây là lời sáo rỗng mà những gì cháu nghĩ, nói, viết là thật ạ.
Thưa Tiến sỹ, cháu được nghe bài hát về Mẹ do Tiến sỹ sáng tác, ca sỹ Hoàng Quyên trình bày rất truyền cảm, cháu đã thấy Tiến sỹ đã dành tình cảm vô bờ bến cho Mẹ của mình. Nội dung bài hát có điểm giống với hoàn cảnh của cháu nên cháu hiểu những gì Tiến sỹ viết trong bài hát.
Cháu biết cuộc sống có lúc không dễ dàng với mình song những gì cháu biết về Tiến sỹ qua intrenet, tivi, thực tế,… sẽ góp phần làm cháu có thêm nhiều kiến thức, niềm vui, niềm tin và luôn cố gắng để làm tốt hơn công việc của mình.  
 
Cháu đã vận câu nói của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng là HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH – HIẾU – HẠNH (nhân dịp phát biểu ở huyện Cẩm Khê về khuyến học khuyến tài Ngô Quang Bích – 2013) vào môn hóa học để có sản phẩm ý nghĩa cho dạy và học, cháu làm xong rồi giờ đang đợi để có sản phẩm chính thức, khi nào chắc chắn có thì cháu mới thưa với Tiến sỹ để nói lời cám ơn ạ.
 
Cháu chúc Tiến sỹ và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an, cháu chúc các con của Tiến sỹ luôn chăm ngoan, học giỏi, có nhiều thành tích như những gì Tiến sỹ đã mong muốn qua lá thư gửi cho con gái. Những gì cháu viết có gì không phải thì cháu mong Tiến sỹ bỏ qua và dạy bảo để cháu thêm tiến bộ, cháu cám ơn Tiến sỹ rất nhiều ạ.
Số lượt đọc: 204 Cập nhật lần cuối:

Các tin bài tiếp theo